Nhận biết khô niêm mạc miệng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Khô niêm mạc miệng không phải một bệnh niêm mạc miệng, mà là một triệu chứng, chiếm khoảng 10% dân số. Phần lớn, số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này đều cảm thấy rất phiền phức. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách nhận biết, nguyên nhân, cũng như cách điều trị triệu chứng này!

1. Tìm hiểu triệu chứng khô niêm mạc miệng

1.1. Nhận biết dấu hiệu của chứng khô niêm mạc miệng

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của chứng khô miệng chính là thiếu nước bọt. Hiện tượng này sẽ làm cho toàn bộ lớp da bao gồm cả niêm mạc ở trong và xung quanh miệng trở nên khô, dễ nứt nẻ. Một số biểu hiện khác của chứng khô miệng chính là:

– Tại khóe miệng xuất hiện các vết loét.

– Lưỡi trở nên khô và sần sùi.

– Cảm giác khó chịu, khô miệng;

– Đôi khi thấy nóng rát trong miệng, vị giác bị suy giảm hoặc mất

– Gặp trở ngại trong việc nhai, nuốt và phát âm.

– Gặp khó khăn khi sử dụng răng giả.

– Dễ mắc bệnh sâu răng và các bệnh nha chu.

– Chảy máu khoang miệng do niêm mạc bị teo, nứt (nhất là môi).

– Các tuyến nước bọt dễ bị nhiễm trùng ngược dòng.

Khô niêm mạc miệng làm cho toàn bộ lớp da bao gồm cả niêm mạc ở trong và xung quanh miệng trở nên khô, dễ nứt nẻ.

Khô niêm mạc miệng làm cho toàn bộ lớp da bao gồm cả niêm mạc ở trong và xung quanh miệng trở nên khô, dễ nứt nẻ.

1.2. Khô niêm mạc miệng gây ra những hệ luỵ gì?

Nước bọt có vai trò rất quan trọng:

– Giúp cảm nhận mùi vị và góp phần hoạt động như một bộ phận thuộc hệ thống tiêu hoá.

– Giúp làm sạch các thức ăn thừa còn sót lại ở răng.

– Giúp làm giảm acid và ngăn ngừa hỏng men răng.

Vì vậy, khi miệng bị thiếu hoặc không có nước bọt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Cụ thể:

– Hơi thở có mùi do không có nước bọt làm sạch thức ăn dư thừa.

– Việc ăn uống và tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng.

– Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng và các bệnh nha chu.

Khô miệng khiến cho hơi thở có mùi do không có nước bọt làm sạch thức ăn dư thừa.

Khô miệng khiến cho hơi thở có mùi do không có nước bọt làm sạch thức ăn dư thừa.

2. Các nguyên nhân gây khô niêm mạc miệng

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng khô miệng chính là do thiếu nước bọt. Các tế bào ở mặt trong của má, môi, vòm miệng có chứa rất nhiều tuyến nước bọt. Tuy nhiên, nước bọt được sản xuất chủ yếu từ 3 tuyến chính là:

– Tuyến ở dưới lưỡi;

– Tuyến ở gần xương hàm;

– Tuyến ở hai bên má.

Do đó, các nguyên nhân gây khô miệng đều bắt nguồn từ những nguyên nhân gây giảm tiết nước bọt:

2.1. Nguyên nhân tiên phát

– Tuy là hiếm gặp nhưng thiếu tuyến nước bọt cũng là một trong những nguyên nhân gây giảm tiết nước bọt.

– Nhiễm trùng tuyến nước bọt, phần lớn là do các tuyến nước bọt bị nhiễm các loại virus, vi trùng, nấm…

– Mắc bệnh tuyến nước bọt tự miễn: Các mô của tuyến nước bọt sẽ bị phá huỷ từ từ, gây ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt.

– Việc xạ trị các khối ung thư thuộc vùng đầu và cổ cũng làm cho tuyến nước bọt bị teo.

– Người bệnh mắc sỏi tuyến nước bọt và các loại ung bướu cũng có thể bị khô miệng.

Người bệnh mắc sỏi tuyến nước bọt và các loại ung bướu cũng có thể bị khô miệng.

Người bệnh mắc sỏi tuyến nước bọt và các loại ung bướu cũng có thể bị khô miệng.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

– Các hiện tượng như sốt xuất huyết, tiểu tiện, tiêu chảy, toát mồ hôi, tiểu đường, nôn mửa, suy tim, tăng urê máu… đều khiến cho cơ thể bị mất nước và dẫn đến khô miệng.

– Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa đau nửa đầu (migraine), thuốc trị bệnh parkinson, thuốc chống nôn, thuốc giảm co thắt… đều có thể là nguyên nhân gây khô miệng.

– Các bệnh thiếu máu như thiếu máu thiếu sắt hay thiếu máu ác tính cũng làm cho miệng bị khô.

– Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng gây ảnh hưởng đến độ ẩm của niêm mạc miệng như rối loạn nội tiết, cấy ghép tủy xương, căng thẳng, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng…

Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ áp… đều có thể là nguyên nhân gây khô miệng.

Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ áp… đều có thể là nguyên nhân gây khô miệng.

3. Làm thế nào để chẩn đoán chứng khô miệng?

Để chẩn đoán chính xác chứng khô miệng, các bác sĩ chuyên ngành răng – hàm – mặt sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, kiểm tra và đánh giá khả năng tiết nước bọt, chụp x-quang, sinh thiết và xét nghiệm vi sinh học.

3.1. Dựa vào bệnh sử

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để khai thác các thông tin liên quan đến chứng bệnh, như là thời gian, tần số và mức độ nghiêm trọng của bệnh:

– Các bộ phận khác có liên quan đến chứng khô miệng có dấu hiệu bị khô hay không: Da, mắt, mũi, họng, âm đạo

– Đã từng sử dụng các loại thuốc nào?

– Đã từng mắc bệnh gì không, nếu có thì là những bệnh gì?…

3.2. Khám lâm sàng

Ở bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tuyến nước bọt:

– Có bị viêm nhiễm hay tắc nghẽn gì không?

– Tuyến nước bọt có sỏi hay không?

– Niêm mạc có bị khô hay tấy đỏ gì không?

– Tình trạng răng miệng, hạch dưới hàm như thế nào…

Để chẩn đoán chính xác chứng khô miệng, các bác sĩ chuyên ngành răng - hàm - mặt sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, để kiểm tra và đánh giá tình trạng tuyến nước bọt.

Để chẩn đoán chính xác chứng khô miệng, các bác sĩ chuyên ngành răng – hàm – mặt sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, để kiểm tra và đánh giá tình trạng tuyến nước bọt.

3.3. Kiểm tra và đánh giá khả năng tiết nước bọt

Để đánh giá khả năng tiết nước bọt của người bệnh, bác sĩ sẽ đo lượng nước bọt mà người bệnh tiết ra trong một thời gian nhất định. Đây là một thử nghiệm hoàn toàn an toàn, không đau đớn và không gây bất cứ ảnh hiểm nghiêm trọng nào đến người bệnh.

– Nếu lượng nước bọt tiết ra trong một phút ít hơn 0,7ml thì chứng tỏ người bệnh mắc chứng khô miệng.

– Nếu trong một phút, lượng nước bọt tiết ra đạt 1,0ml trở lên thì được coi là bình thường.

3.4. Chụp X-quang/ CT-Scanner

Chỉ định chụp X-quang hay CT-Scanner nhằm mục đích giúp bác sĩ chẩn đoán kỹ hơn các tổn thương, đặc biệt là các tổn thương dạng khối ở khoang miệng có tác động đến việc tiết nước bọt.

3.5.Sinh thiết và xét nghiệm vi sinh

– Mục đích của việc sinh thiết tuyến nước bọt là để test và đánh giá hội chứng Sjogren. Để thực hiện thử nghiệm này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ và nông ở bên trong môi dưới để lấy được mẫu sinh thiết.

– Mục đích của xét nghiệm vi sinh là để chẩn đoán và tìm ra chủng vi trùng gây viêm tuyến nước bọt.

4. Một số mẹo giúp ngăn ngừa bệnh khô miệng

Vì không phải bệnh lý nên chứng khô niêm mạc miệng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng một số mẹo nhỏ vô cùng đơn giản, bằng cách:

– Ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su, tuy nhiên bạn nên chọn loại không đường để bảo vệ men răng và tránh sâu răng nhé.

–  Hạn chế tối đa thuốc lá và caffeine vì có thể chúng sẽ làm cho chứng khô miệng của bạn trở nên trầm trọng hơn

–  Vệ sinh răng miệng với kem đánh răng chuyên dụng, có chứa fluoride để tránh sâu răng;

– Tuyệt đối không sử dụng nước súc miệng chứa cồn vì cồn;

– Uống nước liên tục theo từng ngụm nhỏ để làm ẩm miệng của bạn;

– Ưu tiên việc hít thở bằng mũi, nếu bị nghẹt mũi thì cần điều trị sớm nhất có thể;

– Tạo độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng;

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc có phản ứng phụ làm khô miệng…

Uống nước liên tục theo từng ngụm nhỏ để làm ẩm miệng của bạn.

Uống nước liên tục theo từng ngụm nhỏ để làm ẩm miệng của bạn.

Có thể nói, chứng khô miệng không phải là một bệnh niêm mạc miệng quá nghiêm trọng mà không thể điều trị. tuy nhiên, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng và đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp ích cho bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital