Nguyên nhân và triệu chứng gai gót chân

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh gai gót chân là hiện tượng xương gót chân bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể…). Bệnh gai gót chân thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, vận động viên,…

Nguyên nhân và triệu chứng gai gót chân

Bệnh gai gót chân là hiện tượng xương gót chân bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót

 Nguyên nhân gây chứng gai gót chân

Đối với những người lao động nặng, thường xuyên mang vác trong thời gian dài hoặc ở những vận động viên khởi động chưa kỹ, sức nặng cơ thể đè quá mức vào vùng bắp chân và gân cơ Achille, tập trung vào vùng gót chân. Khi cơ cẳng chân và gân Achilles quá tải sẽ làm căng cân cơ vùng gan chân dẫn đến hiện tượng phản ứng viêm quanh gân, thậm chí làm đứt gân cơ.

Để chống lại các chấn thương đó cơ thể sẽ tự bồi phụ thêm một lớp can-xi mới bao bọc quanh gân gan chân. Kết quả là hình thành xương nhỏ ở mặt dưới gót chân, gọi là gai xương gót. Tuy nhiên cần lưu ý không phải bất cứ gai xương gót nào cũng gây đau gót chân. Thực tế là nhiều người chụp X-quang có gai xương gót mà không một lần trong đời xuất hiện đau gót; hoặc nhiều người điều trị hết đau mà gai xương gót vẫn tồn tại. Ngược lại có những người đau ở gót chân mà không có gai xương.

 Nguyên nhân gây chứng gai gót chân

Gai gót chân thường gặp ở những người béo phì, thường xuyên vận động,…

Gai gót ngón chân thường gặp nhất là ở những người béo phì, tuổi trung niên (trên 40 tuổi). Ở những người này lớp mỡ đệm ở gan chân thường co lại, thoái triển theo thời gian dẫn đến cơ chế đệm kém hiệu quả; vận động viên phải luyện tập, thi đấu hàng ngày, cường độ cao…

Triệu chứng bệnh gai xương gót

Người gai gót chân thường đau nhức nhối, chói buốt ở vùng gan chân hay xương gót. Điển hình là triệu chứng đau kiểu cơ học: đau tăng sau khi vận động mạnh đột ngột hay kéo dài, giảm đau sau khi nghỉ ngơi một thời gian. Bệnh nhân thường đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy và thực hiện những bước đi đầu tiên trong ngày, phải đi đi lại lại một lúc mới giảm cảm giác đau.

Đôi khi bệnh nhân đau khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột như vận động viên chạy đạp chân mạnh để lấy đà chạy. Đau cũng sẽ tăng lên nhiều hơn khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc vác vật nặng.

Triệu chứng bệnh gai xương gót

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi nghi ngờ gai gót chân

Khám bệnh lâm sàng: Có thể dùng ngón cái ấn tại chỗ gót chân đau chói, buốt. Nếu yêu cầu bệnh nhân đứng bằng gót chân đau thường tăng đau rất nhiều.

Cần chụp phim X-quang vùng gót chân để phát hiện hình ảnh gai xương gót là một gai nhọn nhỏ mọc lên từ mặt dưới xương gót ở vùng gan chân. Tuy nhiên để phát hiện những tổn thương khác nguy hiểm hơn cũng gây đau xương gót như viêm nhiễm xương, gãy xương, u xương gót hay áp-xe phần mềm tại chỗ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital