Nguyên nhân và cách điều trị gai đốt sống cổ nhiều người chưa biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Đình Lương

Phó phụ trách khoa Nội

Trong các bênh liên quan tới cột sống thì gai đốt sống cổ được xem là dạng bệnh phổ biến nhất. Vậy nguyên nhân và cách điều trị gai đốt sống cổ như thế nào? Khi mới hình thành, bệnh thường khó nhận biết vì triệu chứng và biểu hiện không rõ ràng. Tình trạng gai phát triển càng lớn càng gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc về căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây ra gai đốt sống cổ

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới gai đốt sống cổ, thì chúng ta cần phải hiểu “gai đốt sống cổ” là bệnh gì? Gai đốt sống cổ là tình trạng hình thành do thoái hóa đốt sống cổ, khi các sụn khớp và đĩa đệp bị hao mòn, xẹp. Bên cạnh đó sự lắng đọng canxi cũng dần hình thành các gai xương. Các gai xương này thường mọc quanh vùng đĩa đệm và vùng bên của đốt sống cổ.

Sau khi hiểu được gai đốt sống cổ là gì chúng ta sẽ đi xác định về các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này để giúp mọi người chủ động hơn trong cách phòng ngừa. Từ đó làm giảm thiểu số lượng người mắc. Theo như các nghiên cứu trong y học hiện nay, gai đốt sống cổ bắt nguồn từ một số nguyên do sau:

1.1. Nguyên nhân từ bệnh viêm xương khớp

Bệnh viêm xương khớp khiến phần sụn khớp bị bào mòn sớm hơn so với tuổi. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho sụn khớp mất dần sự liên kết và giảm tiết dịch khớp. Khi đó, phần đầu các đốt sống tăng mức độ cọ xát vào nhau và dần hình thành gai xương.

1.2. Do tác động của sự lão hóa

Quá trình lão hóa xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Khi đến những độ tuổi nhất định, các cơ quan như: gan, thận, xương khớp,… dần suy yếu về chức năng và không còn linh hoạt. Chất dinh dưỡng trong cơ thể từ đó cũng không còn được chuyển hóa kịp thời. Đặc biệt là canxi, khi đi vào cơ thể không được hấp thụ và chuyển hóa sẽ gây lắng đọng. Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng là nguyên nhân gây ra các gai xương xung quanh vùng đốt sống cổ.

Gai đốt sống cổ gặp ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi có tỷ lệ mắc gai đốt sống cổ cao hơn so với người trẻ

1.3. Nguyên nhân do các chấn thương trong sinh hoạt

Một số chấn thương thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: bong gân, chật khớp cổ, gãy xương, sái cổ… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gai đốt sống cổ. Bởi sau khi gặp các chấn thương này, người bệnh không chú ý và xem nhẹ sẽ dẫn tới hồi phục không hoàn toàn. Ngoài ra, hậu quả sau mỗi chấn thương sẽ thúc đẩy sự lão hóa nhanh hơn, đặc biệt ở xương khớp, dẫn tới bệnh gai đốt sống cổ.

1.4. Do chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Việc lạm dụng đồ ăn dầu mỡ, chất kích thích và hạn chế rau xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Điều này làm quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị quá tải từ đó trở thành nguyên nhân dẫn tới các bệnh về xương khớp và đặc biệt là gai đốt sống cổ.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới nguy cơ mắc gai đốt sống cổ tăng cao như:

– Do di truyền.

– Làm quá sức, sai tư thế trong thời gian dài.

– Do béo phì, thừa cân….

2. Điều trị bệnh gai đốt sống cổ

Hiện nay, việc điều trị bệnh gai đốt sống cổ chủ yếu theo những cách sau:

2.2. Điều trị gai đốt sống cổ bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng đau nhức khó chịu, đây là một phương pháp phổ biến. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc được sử dụng đối với bệnh này như:

– Thuốc giảm đau: Có tác dụng giúp người bệnh giảm đau nhanh và thấy dễ chịu hơn.

– Thuốc có chứa steroid

– Thuốc kháng sinh dành riêng cho bệnh gai đốt sống cổ

Thuốc giãn cơ: Sử dụng trong trường hợp gai xương đã chèn lên dây thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.

2.1. Hỗ trợ trị gai đốt sống cổ với các phương pháp không dùng thuốc

Đối với những trường hợp bệnh nhân là người trẻ và chưa bị nặng có thể áp dụng một số phương pháp như: mát xa, vật lý trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, điện xung…. Các phương pháp này thường mang tính hỗ trợ giúp giảm bớt cơn đau, có thể kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa theo y học hiện đại.

– Vật lý trị liệu: Là các bài tập trị liệu giúp kéo dãn đốt sống, cột sống; xoa bóp; châm cứu, bấm huyệt,….vùng cổ giúp tăng khả năng cử động của đốt sống cổ. Ngoài ra phương pháp này còn giúp thư gian các đốt sống và tăng sự linh hoạt cho phần xương khớp. Đây cũng được xem như một cách khắc phục hiệu quả và đơn giản.

– Chườm nóng, chườm lạnh: Chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng  đau nhức ở ngay vùng đốt sống cổ. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng trong việc hoạt động hơn. Còn nước ấm có tác dụng giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông máu và giúp giải phóng áp lực ở vùng cổ vai gáy. Tuy nhiên hai cách ngày chủ yếu dừng lại ở việc giúp người bệnh giảm cơn đau nhất thời.

Ngoài ra, có một số bài thuốc dân gian có thể tham khảo như:

– Dùng lá ngải cứu: bạn dùng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch sau đó giã nát, bọc vào khăn. Đun khoảng 300 – 400ml dấm ăn, lấy khăn đựng lá ngải cứu nhúng vào nước dấm rồi xoa vào vùng đốt sống cổ.

– Dùng lá lốt cùng đinh lăng: Lá lốt và đinh lăng kết hợp theo tỷ lệ 10:1, đun với nước khoảng 15 – 20 phút. Uống sau khi ăn tối đều đặn từ 1-2 tháng.

Điều trị gai đốt sống cổ từ các nguyên liệu đơn giản

Lá lốt, ngải cứu – nguyên liệu quen thuộc trong điều trị về gai đốt sống

2.3. Phương pháp phẫu thuật

Trị gai đốt sống cổ bằng phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc sau cùng. Cách này áp dụng với trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, các cách điều trị khác không tác dụng. Đó là khi tủy bị chèn ép trực tiếp gây hẹp ống tủy. Hoặc dây thần kinh bị chèn ép gây tê chân tay, rối loạn đại/tiểu tiện. Tuy nhiên, sau phẫu thuật có thể xuất hiện lại gai ở đúng vị trí cũ. Vì vậy, sau phẫu thuật người bệnh cần duy trì luyện tập đúng cách. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ quy định hậu phẫu và thăm khám định kì. Qua đó giúp xử lý kịp thời các diễn biến xấu có thể xảy ra.

Điều trị gai đốt sống cổ bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật gai đốt sống cổ – Phương pháp điều trị khó và đòi hỏi kĩ thuật cao

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì tập thể dục thể thao thường xuyên và phù hợp. Những bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các cơ và đốt sống được linh hoạt hơn. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi cho sức khỏe để hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital