Nguyên nhân tình trạng hôi miệng uống kháng sinh

Tham vấn bác sĩ

Khi chúng ta uống thuốc vào cơ thể, trong khoảng thời gian thuốc còn lưu lại ở trong dạ dày thì người dùng thường cảm thấy có mùi khó chịu trong hơi thở. Đồng thời, người bệnh còn có thể ợ ra mùi thuốc. Đây thường được gọi là tình trạng hôi miệng uống kháng sinh. Vậy trường hợp này có thể điều trị dứt điểm không?

1. Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi uống kháng sinh

Nguyên nhân hôi miệng uống kháng sinh

Hôi miệng do uống kháng sinh là tình trạng không hề hiếm gặp

Hôi miệng vì uống thuốc, uống kháng sinh là vấn đề của không ít người. Vậy đâu là nguyên do gây ra vấn đề này?

Theo các chuyên gia chỉ ra, nước bọt được tiết ra ở trong miệng mỗi người là dung dịch sinh hóa khá phúc tạp. Trong nước bọt của mỗi tuyến đều có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nước bọt có 98% là nước và 2 % còn lại là những chất khác. Trong 2% này, người ta tìm thấy hơn một trăm chất với những hàm lượng không giống nhau.

Thông thường ở người lớn, 0.5 – 1.5 lít nước bọt sẽ được sản sinh mỗi ngày. Những men tiêu hóa của nước bọt có khả năng biến đổi tinh bột sang đường maltose, men lipase hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Đồng thời, nước bọt có thể hỗ trợ vệ sinh răng miệng, trung hòa axit và tiêu hủy một vài những vi khuẩn, làm hơi thở trong lành hơn.

Nước bọt thường chỉ giảm mạnh khi ngủ. Tuy nhiên, khi dây thần kinh điều khiển nước bọt bị tổn thương, mũi nghẹt, căng thẳng thần kinh, … cũng gây tình trạng này. Khi đó, chúng ta cần điều trị bằng thuốc. Trong đó theo thống kê có tới gần 400 loại thuốc điều trị các bệnh này đều có tác dụng phụ gây khô miệng, giảm tiết nước bọt dẫn tới hôi miệng.

2. Những loại thuốc thường gây hôi miệng

Uống kháng sinh hôi miệng

Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ gây tình trạng hôi miệng

2.1 Những thuốc kháng histamin

Đây là nhóm thuốc điển hình gây hôi miệng. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị với những trường hợp dị ứng. Khi sử dụng, thuốc sẽ có thể gây một số tác dụng phụ như giảm tiết dịch ở trong cơ thể, hạn chế một số những receptor tới não bộ, …. Khi nước bọt bị giảm sẽ làm miệng bị khô và dẫn tới mùi hôi.

2.2 Những thuốc làm giảm Kali

Một số thuốc loại kháng sinh như carbenicillin, colistin có thể làm giảm kali máu. Hay Các những kháng sinh có chứa Na , K dù hàm lượng thấp nhưng do dùng liều cao và thời gian dài vẫn có thể gây độc cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc này nhiều khiến thận cần tăng cường đào thải kháng sinh dư thừa. Như vậy, cơ thể sẽ phải mất lượng nước khá lớn và sẽ ảnh hưởng việc tiết nước bọt.

2.3 Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm thường sẽ gây khô miệng. Đây là tác dụng phụ rất thường thấy của các loại thuốc này. Đặc biệt với người cao tuổi là nhóm đối tượng vốn đã có sự giảm tiết nước bọt thì tác dụng phụ này càng rõ rệt hơn. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng loại thuốc chống trầm cảm ít hơn tác dụng kháng cholinergic.

2.4 Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường có khả năng ngăn chặn cơ thể hấp thụ nhiều muối cũng như tình trạng nồng độ kali máu thấp. Những loại thuốc này có thể dùng điều trị tình trạng phù, giữ nước ở những người bị suy tim, thận hư, … và có tác dụng phụ làm khô, hôi miệng.

2.5 Thuốc có chứa hoạt chất Paraldegyde

Những thuốc có chứa Paraldehyde được sử dụng để điều trị những cơn co giật rối loạn, các bệnh thần kinh, … Tuy nhiên, do khoảng 30% hoạt chất này phân tán khắp cơ thể, đi tới và bài tiết qua phổi. Từ đó, điều này sẽ khiến người dùng bị hôi miệng.

2.6 Thuốc trị chứng trào ngược dạ dày

Với loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày sẽ có chứa sulfur cũng gây ra hôi miệng. Trong đó, một số loại không cần kê đơn cũng có chứa cồn cùng lượng đường cao. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

2.7 Thuốc trị nghiện rượu

Người uống nhiều đồ có cồn thường bị khô và hôi miệng. Tuy nhiên, khi điều trị nghiện rượu bằng thuốc, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể, trong thuốc nghiện rượu thường chứa nhiều sulfur. Đây là chất gây khô miệng và lâu ngày sử dụng làm hôi miệng.

2.8 Một số loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác thường sử dụng cũng có tác dụng phụ làm hôi miệng. Điển hình như: thuốc trị mụn trứng cá, thuốc trị tiêu chảy, thuốc đau đầu, thuốc chống nôn, …

3. Cách khắc phục hôi miệng do uống kháng sinh

3.1 Chăm sóc răng miệng khắc phục hôi miệng uống kháng sinh

Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do uống thuốc gây nên, chúng ta cần thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống thích hợp:

– Thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp: Súc miệng kĩ sau mỗi khi ăn, đánh răng 2-3 lần mỗi ngày. Thói quen này để đảm bảo răng miệng luôn sạch. Bên cạnh đó, chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa để có thể xử lý những cặn thức ăn ở kẽ răng, cạo sạch lưỡi, …

– Hạn chế ăn những món có mùi nồng, nhiều gia vị như hành, tỏi, hạt tiêu, ớt cay, …

– Từ bỏ thói quen sử dụng rượu và thuốc lá.

– Nhai kẹo cao su không đường để tăng khả năng làm sạch, khử mùi trong khoang miệng.

– Nếu sử dụng hàm giả hay niềng răng, chúng ta cần chú ý vệ sinh, loại bỏ những vi sinh vật gây hôi miệng.

– Bổ sung cho cơ thể thêm nhiều nước lọc mỗi ngày để tránh khô miệng.

3.2 Điều trị với bác sĩ khắc phục hôi miệng uống kháng sinh

Tình trạng hôi miệng uống kháng sinh

Nếu thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm sóc tại nhà không hiệu quả, chúng ta cần đến nha khoa kiểm tra để tìm ra nguyên nhân hôi miệng

Bên cạnh những phương pháp trên, chúng ta nên duy trì thói quen lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kì. Điều này là để tình trạng răng miệng luôn tốt. Khi đó, vi khuẩn sẽ hạn chế tích tụ, giảm nguy cơ hôi miệng.

Có thể thấy, hôi miệng uống kháng sinh không còn là tình trạng hiếm gặp và có thể khắc phục. Tuy nhiên, nếu như sau khi thực hiện những phương pháp vệ sinh, chế độ chăm sóc như trên mà tình trạng răng miệng vẫn không có chuyển biến, chúng ta cần tới nha khoa để được kiểm tra. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và tiến hành chỉ định một loại thuốc điều trị khác trong trường hợp cần thiết. Cùng với đó, việc kiểm tra tại nha khoa cũng giúp chúng ta phát hiện xem hôi miệng có xuất phát từ nguyên nhân khác không. Từ đó, việc điều trị sẽ tiến hành kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital