Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Khi một trong ba thành phần: cơ tim, van tim, hệ thần kinh tim tổn thương dễ gây nên hiện tượng rối loạn nhịp tim. Vậy nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim là gì và cần làm gì để phòng ngừa hiệu quả bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cụ thể.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể chia ra là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:

Nguyên nhân bẩm sinh: Biểu hiện bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống.

Rối loạn nhịp tim cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Rối loạn nhịp tim cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân bệnh lý: bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim.

Nguyên nhân do chế độ sinh hoạt:

  • Nghiện cà phê: Mặc dù đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng nghiện cà phê có thể làm tăng huyết áp, điều này có thể khiến cho tim căng thẳng và có thể dẫn tới bỏ qua một nhịp.
  • Stress làm tăng hàm lượng hormon cortisol trong cơ thể và cortisol có thể làm yếu cơ tim, khiến tim bỏ qua một nhịp.
  • Tập luyện quá sức có thể làm tăng nhịp tim, từ đó khiến tim phải nỗ lực nhiều để bơm máu khiến tim bỏ qua một nhịp.
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu kali và magiê trong cơ thể có thể khiến tim bỏ qua nhịp.
  • Mất nước có thể làm yếu cơ tim và do đó khiến nhịp tim bất thường và bỏ qua nhịp tim.
  • Nếu bạn nghiện rượu, tim của bạn có thể thường xuyên bị lỡ nhịp vì rượu làm tăng hàm lượng adrenaline trong máu có thể gây căng thẳng cho tim.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm căng cơ tim và khiến tim đôi khi có thể bị lỡ nhịp.

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim

Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ bằng các dấu hiệu:

Với loạn nhịp tim nhanh và nhịp không đều, các triệu chứng bao gồm:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực: nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần.
  • Hụt hẫng: nhịp tim đập cách quãng trong giây lát.
  • Khó thở – thở nhanh nông: nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn.
  • Một số biểu hiện hay gặp khác: đau ngực, choáng váng, hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng.
  • Khi nhịp tim đột ngột đập nhanh loạn xạ có thể là báo hiệu của rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Với loạn nhịp tim chậm

Các biểu hiện kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Phòng tránh rối loạn nhịp tim bằng cách nào?

Để phòng tránh rối loạn nhịp tim, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.

– Không hút thuốc lá.

– Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.

Chủ động thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch

Chủ động thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch

– Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

– Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital