Nguyên nhân gây nóng bừng ở tuổi 30

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Nóng bừng, tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, gây đỏ mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu và lo lắng, thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh nhưng cũng có thể gặp ở nữ giới hoặc nam giới ở độ tuổi trẻ hơn. Triệu chứng nóng bừng ở các trường hợp này  bắt đầu ở phần đầu và di chuyển xuống phía cổ và ngực, kéo dài từ 30 giây đến 5 phút. Thay đổi nội tiết xảy ra trong thời kỳ mãn kinh thường gây ra các cơn nóng bừng tuy nhiên một số loại thuốc và bệnh lý nhất định cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Thuốc

Các loại thuốc làm giảm nồng độ estrogen thể gây ra các cơn nóng bừng ở cả nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 31.

Các loại thuốc làm giảm nồng độ estrogen thể gây ra các cơn nóng bừng ở cả nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 31.

Các loại thuốc làm giảm nồng độ estrogen  thể gây ra các cơn nóng bừng ở cả nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 31. Cụ thể, các thuốc chẹn estrogen như chẳng hạn như tamoxifen, được sử dụng ở cả hai giới để hỗ trợ điều trị ung thư vú và dậy thì sớm ở nữ giới có thể gây nóng bừng.  Acetate leuprolide, một loại thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, viêm màng dạ con ở phụ nữ và dậy thì sớm ở cả hai giới, cũng có thể gây nóng bừng.
Những chị em đã trải qua các phương pháp hỗ trợ điều trị khả năng sinh sản, như thụ tinh trong ống nghiệm có thể nhận được leuprolide acetate. Ngoài ra nitroglycerin – có tác dụng thư giãn mạch máu; nifedipine – được sử dụng để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt và niacin – được sử dụng để làm giảm nồng độ lipid, tất cả có thể gây nóng bừng. Thuốc giảm huyết áp, thuốc chống lo âu và thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây nóng bừng.
Suy buồng trứng sớm

Các loại thuốc làm giảm nồng độ estrogen thể gây ra các cơn nóng bừng ở cả nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 31.

Các loại thuốc làm giảm nồng độ estrogen thể gây ra các cơn nóng bừng ở cả nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 30.

Mãn kinh thường xảy ra khi phụ nữ bước vào độ tuổi 50. Mãn kinh bắt đầu trước 40 tuổi được coi là suy buồng trứng sớm. Nóng bừng có thể bắt đầu một vài năm trước kỳ kinh cuối cùng. Viêm tuyến giáp, tiểu đường, bệnh Addison, nhược cơ và thiếu máu ác tính là những nguyên nhân có thể dẫn tới suy buồng trứng sớm. Bức xạ vùng chậu, khiếm khuyết về nhiễm sắc thể như hội chứng Turner hoặc thiếu enzyme, chẳng hạn như lactose, cũng gây ra hội chứng này.
Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ và tinh hoàn ở nam giới tại hoặc trước 31 tuổi dẫn đến sự sụt giảm đột ngột nồng độ estrogen, gây nóng bừng.

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ và tinh hoàn ở nam giới tại hoặc trước 31 tuổi dẫn đến sự sụt giảm đột ngột nồng độ estrogen, gây nóng bừng.

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ và tinh hoàn ở nam giới tại hoặc trước 31 tuổi dẫn đến sự sụt giảm đột ngột nồng độ estrogen, gây nóng bừng. Sau khi cắt bỏ buồng trứng, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Khoảng 75% nam giới cắt tinh hoàn, cũng sẽ bị nóng bừng.
Các nguyên nhân khác
Một số bệnh có triệu chứng tương tự như cơn nóng bừng gây ra bởi nồng độ estrogen thấp. Khối u của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, virus HIV, bệnh lao, bệnh tuyến giáp và nghiện rượu đều có thể gây nóng bừng.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital