Bệnh Lupus ban đỏ có thể do nhóm vi khuẩn cầu chuỗi A xâm nhập vào cơ thể và tạo ra chất độc ảnh hưởng đến bề mặt của da, gây nên tình trang phát ban màu đỏ, xuất hiện đặc trưng ở vùng mặt với hình cánh mũi hai bên má như hình con bướm. Bệnh ảnh hưởng đến da không đáng kể nhưng lại gây tổn thương nặng lên các cơ quan khác như thận, tim, máu và hệ tạo máu. Để nắm được những thông tin cơ bản, đầu tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ.
Trên thực tế, nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ chưa được xác định chính xác nhưng một số yếu tố sau đây được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Yếu tố di truyền
Theo các nhà khoa học, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mối liên quan về mặt di truyền học. Bệnh di truyền theo gia đình, nhưng không có một gen riêng lẻ nào được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh. Nhiều gen có thể có ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển của bệnh khi có ảnh hưởng của những yếu tố môi trường. Những gen quan trọng nhất nằm ở vùng gen kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trên nhiễm sắc thể số 6, những đột biến có thể là ngẫu phát (de novo) hoặc di truyền.
2. Yếu tố kích hoạt từ môi trường
Những yếu tố này không chỉ khiến bệnh nặng hơn mà còn có thể kích hoạt quá trình hình thành bệnh. Các yếu tố này bao gồm: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm. Tia UV kích hoạt việc hình thành các vùng phát ban lupus và một số bằng chứng chỉ ra rằng tia UV cũng có thể làm thay đổi cấu trúc ADN, dẫn đến việc hình thành các kháng thể tự miễn. Hoóc môn sinh dục (như estrogen) đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh và thực tế cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm mối liên hệ với nhiễm khuẩn (virus và vi khuẩn), tuy nhiên chưa có nguồn bệnh nào có liên hệ chặt chẽ với lupus ban đỏ hệ thống. Một số nhà khoa học thấy rằng những phụ nữ bơm ngực bằng silicone tạo ra kháng thể chống lại collagen của chính họ, tuy nhiên không rõ kháng thể này ở những người bình thường có xuất hiện nhiều hay không, và cũng không có dữ liệu nào chỉ ra rằng những kháng thể này gây ra các bệnh về mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống.
3. Tương tác thuốc
Lupus ban đỏ do thuốc là tình trạng phản ứng thuốc ở những người đang điều trị các bệnh lâu dài. Lupus do thuốc gây ra cũng giống như bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, các triệu chứng của lupus do thuốc thường biến mất khi bệnh nhân dừng sử dụng loại thuốc đó. Có khoảng 400 loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên loại phổ biến nhất là procainamide, hydralazine, quinidine, và phenytoin.
4. Các dạng lupus không phải là lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ dạng đĩa chỉ có các triệu chứng về da và có thể được chẩn đoán bằng cách làm sinh thiết các phát ban trên da mặt, cổ và da đầu. Nếu không được điều trị lâu dần bệnh cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến lupus ban đỏ hệ thống.