Nguyên nhân bị quai bị là gì?Triệu chứng của bệnh quai bị

Tham vấn bác sĩ
Quai bị là bệnh nhiễm trùng của tuyến nước bọt. Đây là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân bị quai bị là gì? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Bạn có tham khảo bài viết dưới đây:

1.Nguyên nhân bị quai bị

Nguyên nhân bị quai bị có thể do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp, đường nước bọt  khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi,…

Nguyên nhân bị quai bị có thể do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp, đường nước bọt  khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi,…

Nguyên nhân bị quai bị có thể do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp, đường nước bọt  khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi,…
Virus quai bị tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị cũng có thể lây qua đường phân và nước tiểu.  Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa có kết luận chính thức.
Bệnh do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Ở miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng sáu năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng  3 – 4.  Tuổi mắc bệnh nhiều nhất thường là tuổi bắt đầu đi học (sau 3 -5 tuổi) khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

2.Triệu chứng của bệnh quai bị

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 – 9 ngày trẻ bắt đầu có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên có trường hợp có thể kéo dài đến hai tuần.
Thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 - 9 ngày trẻ bắt đầu có biểu hiện của bệnh.

Thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 – 9 ngày trẻ bắt đầu có biểu hiện của bệnh.

  • Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với các triệu chứng đặc trưng như sưng đau vùng mang tai, là do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai.
  • Trước khi sưng 1 – 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có  thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh. Hoặc có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng sang bên kia. Ngoài triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.
  • Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và chỉ kéo dài một đến hai ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5 – 7 ngày nếu không xuất hiện biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống dễ hơn, hồi phục sau 7 -10 ngày.
  • Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh thường có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng, đau góc hàm.
  • Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng ba ngày sau đó giảm sưng dần trong khoảng một tuần. Tuyến mang tai cũng có thể sưng một hoặc hai bên. Sau đó lan đến má, hàm, có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.
Trẻ nên được đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi bị quai bị

Trẻ nên được đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi bị quai bị

  • Có cảm giác đau ở nơi sưng nhưng da trên vùng sưng không bị nóng và không xung huyết, ngược lại những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc.
  • Cảm giác khó thở, khó giao tiếp, ăn uống khó khăn. Bệnh thường có biểu hiện trong khoảng 10 ngày. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững vì thế ít khi người bệnh bị quai bị lần hai.
  • Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát năm đến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai.

Khi bạn sốt trở lại 39 – 40 độ, trằn trọc, mê sảng. Tinh hoàn sưng to, nếu sưng cả hai bên thì sẽ dẫn đến vô sinh. Bệnh sẽ khỏi sau 10 ngày tuy nhiên phải sau hai tháng mới biết rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.
– Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để lại di chứng trong vài ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital