Bị đờm ở cổ họng sẽ gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân bị đờm tại cổ họng nào gây ra tình trạng này và điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng cổ họng bị đờm
1.1 Cổ họng bị đờm có nguy hiểm không?
Đờm là chất dịch tiết ra từ đường hô hấp. Nó là hỗn hợp từ nhiều chất khác nhau. Ví dụ như bạch cầu, chất nhầy, hồng cầu, các chất độc hại xâm nhập, …
Đờm rất thường xuyên xuất hiện trong cơ thể con người. Và chúng theo thông thường sẽ tiêu hóa để mất đi. Trong trường hợp chúng ta nhận thấy đờm bị vướng ở cổ họng, đây chính là một dấu hiệu báo động về bệnh lý. Người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
1.2 Cổ họng bị đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Đờm bị vướng ở cổ họng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:
1.2.1 Viêm họng
Cổ họng vướng đờm chính là dấu hiệu thường thấy nhất của viêm họng mạn tính. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác. Điển hình như đau họng, ngứa cổ họng, rát họng, … Căn bệnh này mang tới nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng gây thấp khớp, áp xe họng, viêm cầu thận, …
1.2.2 Viêm xoang
Để nhận biết viêm xoang, chúng ta thường thấy các dấu hiệu như ho liên tục, ho nhiều kèm dịch nhầy chảy từ mũi xuống. Bệnh viêm xoang mạn tính mang tới nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như thủng màng nhĩ, điếc tai, giảm thị lực đột ngột, …
Ngoài ra, họng có đờm cũng có thể là triệu chứng của viêm xoang sàng sau. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thấy nước mũi chảy xuống họng, hai bên thái dương đau nhức, đỉnh đầu đau âm ỉ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ là mối nguy hại lớn. Nó sẽ dẫn tới biến chứng vùng mắt, viêm mí mắt, …
1.2.3 Viêm phế quản
Đối với người bị viêm phế quản, phần cổ họng sẽ có đờm chứa mủ nhầy. Đờm thành dạng cục nhỏ màu trắng hoặc vàng. Khi mắc viêm phế quản, người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về hen suyễn, rối loạn phổi, …
1.2.4 Vác ngăn bị lệch
Khi đường lưu thông của đờm bị lệch so với ban đầu, đờm sẽ không thể được tiêu hóa. Từ đó, tình trạng dịch nhầy sẽ liên tục tiếp diễn. Chúng quanh quẩn cổ họng khiến cổ vướng đờm. Và theo thói quen, người bệnh sẽ thực hiện khịt khạc liên tục. Hành động này không hề có lợi cho hệ hô hấp.
2. Nguyên nhân bị đờm tại cổ họng
Đờm là dạng chất đặc dính, làm tắc nghẽn cổ họng, bịt kín lỗ mũi, gây khó thở. Đờm ở cổ họng là một trong những tình trạng thường gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Có nhiều nguyên nhân gây đờm ở cổ họng, cụ thể:
2.1 Dị ứng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đờm ở cổ họng. Khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… chính là những tác nhân gây ra dị ứng. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ bài tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Những chất nhầy này tích tụ sẽ dẫn tới dẫn đến tình trạng này
2.2 Hút thuốc lá
Thuốc lá đã được cảnh báo rất có hại cho sức khỏe, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, bộ phận hô hấp của con người. Việc thường xuyên hút, hít phải khói thuốc sẽ làm cơ thể tăng tiết dịch. Khi việc này tiếp diễn lâu ngày có thể gây viêm màng nhầy và tăng sản xuất đờm trong mũi và cổ họng. Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vừa hút thuốc lá, vừa nghiện rượu và các chất kích thích khác.
2.3 Nhiễm trùng
Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập “bất hợp pháp” của vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên nếu có quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
2.4 Yếu tố sinh lý
Nếu chức năng sinh lý của mũi và họng suy yếu sẽ khiến đờm tắc nghẽn tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, bệnh vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm và gây tắc nghẽn.
2.5 Do virus
Virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm.
2.6 Phản ứng với một số thực phẩm
Các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn, nhiều đờm, gây khó thở.
2. Điều trị chứng đờm ở cổ họng
Để khắc phục tình trạng đờm ở cổ họng bạn có thể áp dụng những cách sau:
2.1 Phương pháp khắc phục tại nhà
– Hít hơi nước ấm giúp loãng đờm, long đờm, tiêu đờm.
– Súc miệng bằng nước muối loãng có tác dụng giảm viêm, làm dịu họng, giúp làm lỏng chất nhầy nhanh chóng.
– Uống nhiều nước mỗi ngày. Khi cơ thể thiếu nước, tình trạng vướng đờm ở cổ họng cũng sẽ dễ xảy đên hơn. Vì vậy hãy bổ sung nước cho cơ thể và đặc biệt hãy sử dụng nước ấm để hỗ trợ làm chất nhày chảy ra.
– Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất. Khi cơ thể được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, sức đề kháng của cơ thể sẽ được tăng cường. Nhờ vậy, sức khỏe đường hô hấp sẽ được cải thiện và giảm bớt tình trạng vướng đờm cổ họng.
2.2 Kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Tuy những phương pháp này giúp hỗ trợ giảm tình trạng đờm ở cổ họng hiệu quả nhưng không thể điều trị tận gốc. Vì vậy, để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, bệnh nhân cần đến thăm khám tại bệnh viện hay cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, tìm ra đúng nguyên nhân bị đờm tại cổ họng để có phác đồ điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, chúng ta hãy rèn cho bản thân thói quen thăm khám sức khỏe định kì. Với 2 lần kiểm tra một năm, tình trạng cơ thể sẽ luôn được kiểm soát. Nếu có bất kì dấu hiệu gì bất thường, ta cũng có thể kịp