Người bị thoát vị đĩa đệm ăn gì để cải thiện tình trạng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Người bệnh thoát vị đĩa đệm ăn gì để giảm bớt tình trạng đau nhức là câu hỏi rất phổ biến. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp quá trình điều trị và hồi phục đạt hiệu quả cao.

1. Giải đáp bị thoát vị đĩa đệm ăn gì cho tốt?

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn. Người bệnh có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

1.1. Bị thoát vị đĩa đệm ăn gì để giảm đau – Nhóm thực phẩm giàu Glucose

Nhóm thực phẩm này được ví như nhiên liệu cho động cơ hoạt động. Vì chúng cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Cơ thể dùng Glucose để tạo năng lượng cho các tế bào vận hành, thực hiện các hoạt động sống cũng như các hoạt động thường ngày bao gồm vệ sinh cá nhân, tập thể dục, …

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhóm thực phẩm này còn có tác dụng chữa lành, thúc đẩy quá trình tự hồi phục của đĩa đệm cột sống đang tổn thương. Có thể thấy rằng Glucose là nhóm chất nên được ưu tiên bổ sung trong thực đơn ăn uống.

Glucose có mặt trong nhiều loại thực phẩm tuy nhiên nên chọn nguồn thực phẩm tự nhiên như:

– Hoa quả: quả xoài, quả nho, quả cherry, …

– Ngũ cốc

– Bánh mì nâu

– Ngũ cốc nguyên hạt

1.2. Thực phẩm giàu Glucosamine

Glucosamine cũng là một loại Glucose, tuy nhiên nhóm chất này được chứng minh có khả năng làm chậm sự thoái hóa đĩa đệm cột sống hiệu quả hơn các loại Glucose nói chung. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên bổ sung thực phẩm chứa dinh dưỡng này.

Dù là một loại Glucose tuy nhiên thực phẩm bổ sung Glucosamine không ảnh hưởng đến việc hấp thụ insulin và hiệu quả của nó. Do đó mà người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng.

Thực phẩm dồi dào nhóm chất này mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung vào thực đơn là:

– Thịt bò

– Thịt gà

– Thịt cừu

– Cá

– Sữa

– Đậu phộng, đậu nành

– Hạnh nhân

– Trứng

– Bắp cải, các loại rau lá xanh

1.3. Bị thoát vị đĩa đệm ăn gì để giảm đau – Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A từ lâu đã được biết đến là chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mắt và cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin A cũng nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống với chức năng thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn trưởng thành. Đây là yếu tố quan trọng để sụn chắc khỏe, xương cột sống phát triển bền vững hơn.

Khi các đĩa đệm đang tổn thương, việc cung cấp vitamin A giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, kiểm soát triệu chứng viêm đau. Những thực phẩm có nguồn vitamin A dồi dào là:

– Sữa

– Thịt bò

– Cà rốt

– Bí đỏ

– Khoai lang

Tuy nhiên nên bổ sung ở mức vừa phải, nếu cơ thể hấp thụ lượng vitamin A vượt quá ngưỡng 2000mg mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương.

Thoát vị đĩa đệm ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin A rất cần thiết cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thực phẩm giàu vitamin A rất cần thiết cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

1.4. Vitamin C

Đĩa đệm cột sống có thành phần cấu tạo là collagen, công dụng chính là duy trì và phục hồi tổn thương đĩa đệm bằng việc tham gia quá trình tự hồi phục. Vitamin C lại là dưỡng chất cần thiết để cơ thể sản xuất collagen cung cấp cho các bộ phận, trong đó có đĩa đệm.

Ngoài ra, vitamin C còn có cơ chế như một chất chống oxy hóa, với công dụng chính là:

– Chống viêm

– Làm chậm quá trình thoái hóa

– Cải thiện tình trạng viêm trong đĩa đệm và các mô xung quanh

Người bệnh nên nạp vitamin C qua các trái cây như cam, chanh, bưởi, ổi, …

1.5. Canxi

Cấu tạo nên đĩa đệm không có canxi nhưng khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, xương cũng có phần tổn thương. Canxi lại giúp chữa lành và tăng cường sự chắc khỏe cho xương cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm. Từ đó bệnh cải thiện đáng kể.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung canxi thông qua:

Sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm phô mai, sữa chua

– Cải xoăn

– Súp lơ

– Đậu phộng

– Đậu nành

Lưu ý rằng để cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, cơ thể cần vitamin D đầy đủ. Do đó, cũng nên bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

1.6. Omega-3

Các nghiên cứu chỉ ra rằng acid béo omega-3 giúp giảm đau, giảm viêm do thoát vị đĩa đệm. Acid này có thể tìm thấy ở các nguồn thực phẩm như:

– Cá thu, cá hồi, cá ngừ

– Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, điều, macca, …

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung acid béo omega-3 từ dầu cá và các loại thực phẩm chức năng.

Thoát vị đĩa đệm ăn gì? Thực phẩm giàu axit béo omega-3 cũng nên được bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm

Thực phẩm giàu axit béo omega-3 cũng nên được bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm

2. Giải đáp: Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt giúp hạn chế tình trạng sưng đau, phục hồi đĩa đệm và xương khớp tổn thương, cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt. Các loại thực phẩm đó có thể kích hoạt phản ứng viêm, khiến cơn đau do thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn.

2.1. Nhóm 1 – thực phẩm chứa đường tinh chế

Khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể, tổn thương đĩa đệm sẽ sưng viêm nặng hơn. Bên cạnh đó, cân nặng cũng tăng lên nhanh chóng, làm tăng áp lực cho đĩa đệm và khiến bệnh tiến triển nặng. Các thực phẩm thuộc nhóm cần tránh này là: bánh kẹo, nước ngọt, bánh kem, đường tinh chế, …

2.2. Nhóm 2 – Carbohydrate tinh chế

Những thực phẩm chứa Carbohydrate tinh chế bao gồm: bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, bánh mì trắng, … có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, cụ thể là:

– Gây viêm, khiến tình trạng đau trầm trọng hơn.

– Chứa nhiều calo dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì từ đó làm tăng áp lực lên xương khớp, cản trở quá trình hồi phục.

– Chứa nhiều chất bảo quản, gia vị, làm cơn đau lưng nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm ăn gì sẽ khiến bệnh trở nặng? Các loại thực phẩm chứa Carbohydrate tinh chế khiến tình trạng sưng nghiêm trọng hơn

Các loại thực phẩm chứa Carbohydrate tinh chế khiến tình trạng sưng, viêm nghiêm trọng hơn

2.3. Nhóm 3 – Sữa nguyên kem và các sản phẩm từ sữa nguyên kem

Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa, nguy cơ cao gây viêm nhiễm. Phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng ở những người không dung nạp đường sữa. Vì vậy, đây là nguyên nhân khiến quá trình điều trị và phục hồi thoát vị đĩa đệm trở nên khó khăn.

2.4. Nhóm 4 – Thịt đỏ

Thịt đỏ cung cấp lượng protein dồi dào nhưng đây lại là thực phẩm người bệnh nên hạn chế dung nạp. Nguyên nhân là do trong thực phẩm này có chứa neu5gc, khi nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến phản ứng viêm nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thực phẩm mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và không nên ăn. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người xung quanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital