Ngứa âm môi có ảnh hưởng gì không là điều mà hầu hết các chị em mắc phải hiện tượng này quan tâm. Bởi không chỉ gây ra khó chịu cho người bệnh, ngứa âm đạo còn là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa. Để biết những ảnh hưởng của ngứa âm môi và cách điều trị hiệu quả, chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Menu xem nhanh:
1. Ngứa âm môi là gì?
Ngứa âm môi là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, bất cứ ai cũng có thể mắc phải hiện tượng này một số lần và ngứa âm môi không được xem là một bệnh lý, tình trạng này sẽ khiến chị em rất khó chịu và không thể tập trung làm bất cứ một công việc gì.
Nguyên nhân gây ngứa âm môi có thể là cho nấm Candida, vi khuẩn, bị mắc các bệnh xã hội, vệ sinh vùng kín không đảm bảo sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh không phù hợp.
Dấu hiệu của ngứa âm môi rất rõ ràng, đó là vùng âm môi luôn có cảm giác ngứa, khí hư ra nhiều, thậm chí bề mặt âm đạo bị nổi mẩn, sưng đỏ…
2. Bị ngứa âm môi có ảnh hưởng gì không?
Ngứa âm môi tưởng chừng đơn giản nhưng đây lại là hiện tượng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại và với mỗi đối tượng mắc bệnh sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người, cụ thể:
Với phụ nữ bình thường khi bị ngứa âm môi sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu và gây nên những trở ngại trong sinh hoạt và công việc. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo rất có thể chị em đã mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Bên cạnh đó, ngứa âm môi còn khiến chị em mất tự tin trong “chuyện ấy” và không còn hứng thú trong chuyện chăn gối hay khi gần gũi với chồng mình. Đặc biệt, ngứa âm môi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em, nếu tính trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.
Với phụ nữ mang thai, ngứa âm môi không chỉ ảnh hưởng đến công việc hay sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Theo các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, dù mẹ bầu bị ngứa âm môi ngay cả khi ở trong những tháng đầu hay tháng cuối của thai kỳ thì cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
3. Phương pháp điều trị ngứa âm môi
Điều trị ngứa âm môi không quá khó khăn, khi bị ngứa, chị em tuyệt đối không được gãi nhất là với là với những ai đang mang thai. Bởi vì khi gãi sẽ làm những tổn thương ở vùng kín trở nên nặng hơn.
Chị em có thể sử dụng những bài thuốc trị ngứa âm môi từ dân gian như nước lá chè xanh, lá trầu không để vệ sinh vùng kín, đây là những phương pháp hỗ trợ điều trị ngứa âm đạo. Bà bầu nổi mẩn ngứa
Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng, không nên thụt rửa quá sẩy vào bên trong. Hạn chế sử dụng các dung dịch vệ sinh hay băng vệ sinh hàng ngày vì như thế sẽ khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.
Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Nếu bị ngứa âm môi kéo dài hãy tìm đến những bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị kịp thời. Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở vùng kín, từ đó có hướng điều trị kịp thời cũng như bảo vệ sức khỏe của mình. (Tham khảo các gói khám phụ khoa TẠI ĐÂY)
Như vậy chúng tôi đã giúp chị em trả lời ngứa âm môi có ảnh hưởng gì không? Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này, từ đó có những biện pháp phù hợp để phòng tránh, hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe của mình. Nếu chị em vẫn còn những thắc mắc liên quan về ngứa âm môi hãy liên hệ với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được những bác sĩ hàng đầu về sản phụ khoa tư vấn và giải đáp.
Xem thêm
>> Âm vật bị ngứa có nguy hiểm không?
> Âm hộ bị ngứa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc