“Nên đặt vòng hay uống thuốc tránh thai” là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi đang tìm một phương pháp tránh thai phù hợp cho mình. Câu trả lời sẽ trở nên vô cùng đơn giản khi bạn hiểu được những ưu nhược điểm, cách dùng của hai phương pháp này.
Menu xem nhanh:
Đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai sử dụng vòng tránh thai đưa vào tử cung người phụ nữ để tạo ra sự thay đổi hóa học bất lợi cho tinh trùng và trứng trong việc thụ thai.
Ưu điểm: vòng tránh thai có hiệu quả tránh thai tới 99%, có tác dụng ngay lập tức và kéo dài từ 5 – 10 năm tùy loại vòng. Ngoài ra phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể gặp một số tác dụng phụ như rong kinh, đau bụng và ra máu nhiều hơn, khí hư nhiều hơn, hơi đau lưng hay đau đầu. Nếu thao tác đặt vòng không đảm bảo vô trùng có thể dẫn đến nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung.
Các trường hợp chống chỉ định: có thai hoặc nghi ngờ có thai, sau phá thai bị nhiễm trùng, đang bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, các bệnh đường tình dục, dị tật bẩm sinh ở tử cung, bệnh lý ác tính đường sinh dục, lao vùng chậu.
Uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là loại thuốc có chứa hormone giúp ngăn cản sự tiếp xúc của tinh trùng với trứng. Thuốc tránh thai được chia làm 3 loại: loại tránh thai hằng ngày, thuốc tránh thai chỉ chứa một hormone, thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thuốc tránh thai hằng ngày bao gồm cả estrogen và progesterone phù hợp với tất cả phụ nữ, riêng người đang cho con bú có thể bị giảm lượng sữa. Thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone phù hợp với phụ nữ cho con bú. Thuốc tránh thai khẩn cấp có cả 2 hormone nhưng với liều lượng cao hơn, không nên dùng quá 4 lần/tháng vì sẽ làm giảm tác dụng thuốc.
Ưu điểm: mang lại hiệu quả tránh thai cao, ít tác dụng phụ. Với loại khẩn cấp có thể dùng như một biện pháp “chữa cháy” khi quên dùng bao sao su, bao cao su rách, quên uống thuốc tránh thai hằng ngày,…
Nhược điểm: thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và nguy cơ tắc động mạch. Ngoài ra vì bạn phải nhớ giờ uống thuốc nên rất phiền phức.
Dựa vào đặc điểm của hai phương pháp đặt vòng và uống thuốc tránh thai, bạn cần cân nhắc những ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. Ngoài ra, để lựa chọn được cách tránh thai phù hợp nhất cho mình, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Tin liên quan
- Tại sao đặt vòng xong bị đau lưng
- Tại sao sau khi đặt vòng kinh nguyệt ra nhiều
- Đặt vòng tránh thai bao nhiêu tiền
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc