Nắn chỉnh hàm hô được thực hiện như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hàm hô là tình trạng thường gặp ở nhiều người, tuy không ảnh hưởng quá lớn tới sức khoẻ hàm răng nhưng lại là nỗi mặc cảm về thẩm mỹ của nhiều người. Nắn chỉnh hàm hô là việc điều chỉnh để cải thiện tình trạng hô, lệch khớp cắn, từ đó giúp mọi người có thể sở hữu hàm răng đều, chuẩn hơn.

1. Hàm hô là gì?

Hô là tình trạng thường gặp với đặc trưng là sự mất cân xứng giữa hai hàm khiến hàm trên bị nhô ra quá mức so với hàm dưới. Những người bị hô thường khó khép môi hơn bình thường và có thể cười hở lợi. Hàm hô ảnh hưởng lớn tới khả năng ăn uống và có thể làm cho nhiều người cảm thấy thiếu tự tin.

Tác hại của hàm hô:

– Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt

– Ảnh hưởng tới giao tiếp

– Nguy cơ gây bệnh răng miệng

– Có thể dẫn tới mất răng

– Suy giảm chức năng ăn nhai

– Rối loạn khớp hàm…

Hô là sự mất cân xứng giữa hai hàm khiến hàm trên bị nhô ra quá mức so với hàm dưới

Hô là sự mất cân xứng giữa hai hàm khiến hàm trên bị nhô ra quá mức so với hàm dưới

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm thì việc nắn chỉnh hàm hô là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, can thiệp kịp thời ở giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Tốt nhất là mọi người nên tới khám tại nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn chi tiết.

2. Phương pháp nắn chỉnh hàm hô

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để nắn chỉnh hàm bị hô. Tùy thuộc vào tình trạng lệch lạc của răng miệng mà các bác sĩ sẽ chỉ định khắc phục bằng các phương pháp cụ thể:

2.1. Niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha quen thuộc nhất hiện nay, có khả năng điều chỉnh răng lệch lạc, khấp khểnh một cách hiệu quả. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại khí cụ niềng đặc biệt để tác động và tạo lực siết phù hợp, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trong cung hàm.

Hiện nay, có các phương pháp niềng răng thường được áp dụng để chỉnh nha cụ thể như sau:

– Niềng răng mắc cài: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng mắc cài pha lê…

Niềng răng trong suốt: Niềng răng bằng khay niềng Invisalign, niềng bằng khay niềng Aligners…

Niềng răng cho trẻ em: Niềng bằng hàm tháo lắp…

Quá trình niềng răng có thể kéo dài từ khoảng 12-36 tháng, tùy thuộc vào tình trạng hô, độ tuổi và phương pháp niềng. Trong suốt quá trình niềng có sự theo dõi của bác sĩ nha khoa. Sau khi niềng, mọi người sẽ có hàm răng cân đối, cải thiện tình trạng hô, cải thiện tình trạng lệch khớp cắn, hai hàm cân xứng.

Niềng răng là phương pháp có khả năng điều chỉnh răng lệch lạc, khấp khểnh một cách hiệu quả

Niềng răng là phương pháp có khả năng điều chỉnh răng lệch lạc, khấp khểnh một cách hiệu quả

2.2. Phẫu thuật hàm hô

Phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp thường được chỉ định để cải thiện tình trạng hô hàm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần xương hàm trên và điều chỉnh để hàm trên cân đối với hàm dưới. Quá trình phẫu thuật hàm sẽ được thực hiện tại phòng mổ vô khuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Những người gặp phải tình trạng hô hàm nghiêm trọng, không thể khắc phục được bằng việc niềng răng thì sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp này. Sau phẫu thuật, mọi người sẽ cần tới vài tháng để hồi phục và có thể ăn uống. Phương pháp này có thể cải thiện đáng kể tình trạng hô, lệch khớp cắn ở cả hai hàm do hô hàm trên.

Phẫu thuật thường được chỉ định để nắn chỉnh hàm hô

Phẫu thuật thường được chỉ định để nắn chỉnh hàm hô

2.3. Phẫu thuật và niềng răng

Phẫu thuật kết hợp niềng được áp dụng trong tình trạng hàm hô nghiêm trọng và phần răng chìa ra quá nhiều. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật để tạo sự cân đối giữa hai khớp cắn và chỉnh nha bằng khí cụ niềng để cải thiện tình trạng răng bị hô, vẩu.

2.4. Phẫu thuật và bọc sứ

Cũng tương tự như phương pháp kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm hô và niềng răng, bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật phần xương hàm để tạo sự cân đối khớp cắn. Sau đó, bác sĩ sẽ mài răng thật với kích thước phù hợp để tạo khoảng trống và gắn mão sứ lên trên. Mão sứ có tác dụng cải thiện hình dáng răng, cải thiện tình trạng răng bị hô, chìa ra ngoài.

Hiện nay, các chất liệu sứ được sử dụng thường có độ chắc chắn vượt trội, an toàn và thân thiện với răng miệng. Răng sứ nếu được chăm sóc đúng cách có thể bền lên tới hàng chục năm.

Kết hợp phẫu thuật và bọc sứ để cải thiện tình trạng hàm hô

Kết hợp phẫu thuật và bọc sứ để cải thiện tình trạng hàm hô

3. Lưu ý sau khi nắn hàm hô

Sau khi nắn chỉnh hàm hô, mọi người cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Theo các bác sĩ Thu Cúc TCI, sau khi nắn chỉnh răng, mọi người cần:

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

– Đánh răng đều đặn, nhẹ nhàng mỗi ngày từ 2-3 lần bằng bàn chải và kem đánh răng có chứa Flour để bảo vệ men răng.

– Sử dụng các dụng cụ như chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch thức ăn ở các vị trí mà bàn chải khó chải sạch.

– Vệ sinh mặt lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn có hại cho răng miệng.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch toàn bộ khoang miệng sau khi chải răng.

– Lưu ý: Vệ sinh dụng cụ đánh răng sạch sẽ, cất ở những nơi khô ráo, thoáng đãng để tránh ẩm mốc sinh vi khuẩn. Đồng thời, thay bàn chải mới trong khoảng từ 2-4 tháng/lần hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu cũ, xù lông…

3.2. Chế độ sinh hoạt khoa học

– Ăn các thực phẩm mềm, dễ ăn nhai trong thời gian đầu sau khi niềng, sau khi phẫu thuật.

– Cắt nhỏ các loại thực phẩm như thịt cá, trái cây để dễ dàng ăn nhai.

– Tăng cường các loại rau củ, trái cây tươi xanh, giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho răng miệng.

– Tránh ăn những thực phẩm quá dai cứng, hoặc cay nóng để tránh làm tổn thương răng, nướu.

– Từ bỏ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có gas, rượu bia, thuốc lá,…

– Tránh tác động lực mạnh vào răng và hàm sau khi nắn chỉnh hô, khấp khểnh.

Lấy cao răng định kỳ và khám nha khoa theo lịch hẹn của nha sĩ để chủ động kiểm soát tình trạng sức khoẻ răng miệng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ hàm răng sau khi chỉnh hàm hô

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ hàm răng sau khi chỉnh hàm hô

Về cơ bản, có không ít phương pháp được áp dụng để nắn chỉnh hàm hô, hàm lệch khớp cắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp để thực hiện còn dựa vào tình trạng răng miệng và chỉ định của bác sĩ. Chỉnh hàm hô sai phương pháp có thể dẫn tới nhiều hậu quả khó lường như tổn thương xương hàm, tổn thương răng, không cải thiện được tình trạng hô… Do vậy, mọi người nên lựa chọn nắn chỉnh hàm hô tại cơ sở y tế uy tín, do bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital