Nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tư thế đi, đứng, ngồi, nằm của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Vậy phụ nữ có bầu nằm sấp có được không? Hãy cùng tìm hiểu những tư thế nằm có lợi và có hại cho thai nhi trong bài viết dưới đây.

1. Tư thế nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tư thế nằm sấp vốn dĩ không tốt cho cả người bình thường, đối với phụ nữ mang thai càng có hại hơn.

Thứ nhất, nằm sấp khiến xương cột sống của chúng ta bị ép duỗi thẳng, đầu và cổ sẽ bị ngoẹo gây nhức mỏi cơ, xương mỗi khi thức dậy.

Thứ hai, nằm sấp khiến phổi bị chèn ép, không hít đủ oxy và cản trở quá trình thở carbon dioxide ra ngoài. Người bình thường sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực, bị suy hô hấp, mẹ bầu sẽ còn thiếu oxy cho thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến thai nhi bị suy thai.

Thứ ba, nằm sấp khi bụng bầu đã lớn sẽ gây chèn ép tĩnh mạch, cản trở lưu thông máu. Mẹ bầu khi đó sẽ cảm thấy buồn nôn, khó chịu, tụt huyết áp, thai nhi bị thiếu máu.

Nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không

Nằm sấp khi mang thai nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nằm sấp khi mang thai nhé. Ngay cả việc nằm sấp khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cũng cần hết sức tránh cho dù bụng mẹ lúc này còn nhỏ.

2. Những tư thế nằm không tốt cho mẹ bầu

Ngoài tư thế nằm sấp, mẹ bầu cũng cần tránh những tư thế nằm sau đây để không gây hại cho thai nhi:

Tư thế nằm ngửa: Ở giai đoạn đầu thai kỳ, khi bụng mẹ còn nhỏ thì vẫn có thể nằm ngửa. Nhưng sang đến tuần thứ sáu, khi thai nhi đã phát triển đủ lớn thì nên tránh tư thế này. Nằm ngửa khiến thai nhi đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu của mẹ, gây nguy cơ bị đau nhức xương khớp, bệnh trĩ và phù nề nghiêm trọng. Ở tư thế nằm ngửa, máu trao đổi giữa mẹ và thai nhi cũng bị cản trở khiến bé không thể hấp thụ được oxy và chất dinh dưỡng.

Nằm ngửa khi thai nhi đã lớn cũng rất nguy hại.

Nằm ngửa khi thai nhi đã lớn cũng rất nguy hại.

Nằm nghiêng bên phải: mẹ cần kiêng tư thế nằm này ở những tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn này, thai nhi  có xu hướng quay sang bên phải, nếu mẹ nằm nghiêng bên phải sẽ gây vặn xoắn các mạch máu trong tử cung, chèn ép mạch máu gây hại cho cả mẹ và bé.

Nằm gục trên bàn: Trong tư thế nằm này, bụng mẹ sẽ bị gập lại, chèn ép thai nhi. Tư thế cong lưng khiến hoạt động hô hấp của phổi bị cản trở rất nhiều. Một khi hô hấp của mẹ gặp vấn đề, thai nhi dễ bị thiếu oxy và gặp nguy hiểm.

3. Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu.

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu.

Để có được tư thế ngủ thoải mái và tốt nhất, mẹ nên căn cứ vào từng giai đoạn trong thai kỳ để áp dụng.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, khi thai nhi còn chưa lớn, mẹ có thể ngủ theo thói quen nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Nhưng mẹ tuyệt đối không nằm sấp nhé, như đã nói ở trên, tư thế này không tốt cho cả người bình thường.

Sang đến giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, em bé đã lớn hơn, mẹ hãy chuyển sang nằm nghiêng để tốt cho cả mẹ và bé. Nếu cảm thấy đau nhức cơ thể, mẹ hãy kê thêm một chiếc gối mềm để nâng cao chân, giúp giấc ngủ thêm thoải mái.

Đến 3 tháng cuối, mẹ nên nằm nghiêng sang trái để các động mạch chủ và xương chậu không bị thai nhi chèn ép gây áp lực. Lúc này, chân mẹ có xu hướng bị phù nề rất khó chịu. Mẹ hãy tiếp tục kê cao chân để máu được lưu thông dễ dàng nhé.

Nằm sấp khi bụng bầu đã lớn cực kỳ nguy hiểm.

Nằm sấp khi bụng bầu đã lớn cực kỳ nguy hiểm.Bà bầu nổi mẩn ngứa

Theo các bác sĩ thì nằm nghiêng bên trái chính là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Với tư thế này, lưu thông máu luôn được đảm bảo, bé sẽ nhận được đầy đủ dưỡng chất, không bị rơi vào tình trạng chèn ép, thiếu oxy…

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp em bé phát triển toàn diện, mẹ bớt khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ hãy rèn cho mình tư thế ngủ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe trong thời gian mang bầu nhé.

Tin liên quan

  • Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không
  • Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không
  • Mang thai có được dùng mỹ phẩm không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital