Mổ đẻ trước khi chuyển dạ, mẹ đẻ mổ có nên áp dụng không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mẹ bầu mổ đẻ trước khi chuyển dạ hay còn được gọi là mổ chủ động, nhằm giúp mẹ có thể sinh nở thuận lợi hơn do những bất thường trong quá trình mang thai. Phương pháp này hiện được áp dụng phổ biến, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng đáng lo ngại. Vậy mẹ bầu chọn đẻ mổ có nên áp dụng mổ trước khi chuyển dạ hay không?

1. Những trường hợp nào mẹ cần mổ đẻ trước khi chuyển dạ?

Đẻ mổ hiện đã trở thành một trong số những phương pháp sinh nở được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này giúp cho các mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe, thai kỳ có bất thường an tâm hơn trong quá trình đón con chào đời, hạn chế được những sự cố không mong muốn.

Ở nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên vào những tháng cuối và đưa ra chỉ định đẻ mổ, lịch đẻ mổ cụ thể nhằm đáp ứng tốt tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong đó có nhiều mẹ buộc phải sinh mổ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Cụ thể như:

– Mẹ bầu có bệnh lý nền như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ và cả bé trong quá trình sinh thường.

– Mang đa thai, cơ thể, thể trạng của mẹ không phù hợp để đẻ thường.

– Quá trình chuyển dạ không tiến triển, không diễn ra thuận lợi. Cổ tử cung không giãn, mẹ bị sa dây rốn, cuống rốn bị chèn ép, thai không được nuôi dưỡng đầy đủ, không được cung cấp máu từ mẹ.

– Mẹ đã từng sinh mổ nhiều lần từ trước.

Do nhiều nguyên nhân, mẹ bầu có thể nhận chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn

Do nhiều nguyên nhân, mẹ bầu có thể nhận chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn

– Những mẹ gặp biến chứng sau lần sinh mổ trước như dính sẹo mổ tại tử cung, vết mổ bị bục, vỡ,…

– Trường hợp mẹ cần được cấp cứu y tế khẩn cấp như tiền sản giật, xuất huyết, nhau thai bóc tách, bong khỏi thành tử cung hay vấn đề bất thường tại tử cung.

– Thế trạng, sức khỏe của mẹ không đảm bảo cho cuộc sinh thường, mẹ bị suy thai.

– Thai to, quá trình ra khỏi bụng mẹ, thai có dấu hiệu bất thường, khó sinh.

– Mẹ gặp các vấn đề về rau như rau tiền đạo, rau bị xơ hóa, cạn ối.

2. Những rủi ro và lợi ích của việc mổ lấy thai chủ động với mẹ và bé

Chúng ta thường nghe về việc mổ lấy thai chủ động sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Thế nhưng, không thể phủ nhận những lợi ích mà việc mổ lấy thai chủ động đem lại với những trường hợp đặc biệt.

2.1. Những rủi ro và lợi ích của mổ đẻ trước khi chuyển dạ đối với người mẹ

Khi mổ lấy thai chủ động, người mẹ cần hiểu rõ những vấn đề còn hạn chế, rủi ro có thể xảy ra như sau:

– Khi đẻ mổ, người mẹ cần phải thực hiện gây tê tủy sống, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh ở vùng cột sống, khiến sản phụ bị đau lưng, nặng vùng chậu sau sinh.

– Sau mổ, người mẹ cần sử dụng kháng sinh thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

– Thực hiện sinh mổ, các mẹ sẽ bị sẹo trên tại vị trí thành tử cung, bụng dưới. Vết sẹo tại tử cung nếu không được xử lý cẩn thận, không được vệ sinh thường xuyên có thể gây viêm dính, bị nhiễm trùng, từ đó dẫn đến dính ruột, tắc ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai, làm tổ của phôi thai sau này. Ngoài ra, vết sẹo mổ tại thành bụng cũng dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người mẹ sau khi sinh.

Đẻ mổ, mổ đẻ trước khi chuyển dạ, nếu vết mổ không được chăm sóc kỹ sẽ dễ thành sẹo, gây mất thẩm mỹ

Đẻ mổ, mổ đẻ trước khi chuyển dạ, nếu vết mổ không được chăm sóc kỹ sẽ dễ thành sẹo, gây mất thẩm mỹ

– Những ca sinh mổ chủ động, mẹ chưa tiết sữa ngay sau sinh, sữa khó về, làm ảnh hưởng đến quá trình cho bé bú, gây tắc sữa, làm cho bé chậm phát triển do thiếu sữa mẹ.

– Tử cung bị tổn thương, phục hồi lâu hơn.

– Mẹ chỉ có thể sinh mổ ở những lần sinh tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà việc sinh mổ chủ động không đem lại lợi ích nào cho mẹ. Một số lợi ích mà các mẹ có thể nhận được khi sinh mổ chủ động gồm:

– Giảm thiểu được những ảnh hưởng bất lợi tới từ một số vấn đề bất thường trong quá trình mang thai như các vấn đề về dây rốn, nhau thai.

– Giúp thai ra ngoài dễ dàng hơn nếu thai to, thai nằm ở vị trí khó sinh thường.

– Mẹ không bị mất sức như sinh thường, quá trình sinh mổ diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.

2.2. Những rủi ro và lợi ích của mổ đẻ trước khi chuyển dạ đối với em bé

Các mẹ bầu đều lo lắng việc em bé của mình liệu có bị ảnh hưởng khi mẹ sinh mổ trước khi chuyển dạ hay không. Thực tế, vấn đề này cũng thuộc kiểu “một 9 một 10”, lợi ích và rủi ro đối với thai nhi là tương đương nhau. Những rủi ro có thể gặp:

– Nếu mổ chủ động khi thai chưa đủ tháng, em bé có khả năng bị suy hô hấp, hội chứng phổi ướt.

– Trẻ được sinh ra khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, khả năng miễn dịch tự nhiên kèm hơn trẻ sinh đủ ngày, tháng và trẻ được sinh qua đường ngả âm đạo của người mẹ. Các bé dễ nhiễm khuẩn, bị dị ứng hơn và thường phản ứng nghiêm trọng với các tác nhân gây bệnh tự nhiên như virus, nấm. Đặc biệt, nhóm lợi khuẩn ở đường ruột của bé sẽ phát triển chậm hơn và phải qua 6 tháng, tỷ lệ của các lợi khuẩn này mới tương đương với các bé sinh thường.

– Mẹ đẻ mổ chủ động, trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, vàng da, nhiễm trùng huyết, xuất huyết não,…

Tương ứng với những rủi ro, hạn chế này, việc sinh mổ trước khi chuyển dạ cũng giúp thai nhi:

– Bé chào đời dễ dàng hơn, tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương hộp sọ trong quá trình bé được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo của mẹ.

– Hỗ trợ trẻ an toàn, đảm bảo sức khỏe khi gặp phải các vấn đề như mẹ đa ối, cạn ối, dây rốn quấn cổ hay nhau thai bất thường.

Thai to, mổ đẻ là cần thiết để bé có thể chào đời an toàn

Thai to, mổ đẻ là cần thiết để bé có thể chào đời an toàn

– Bảo vệ bé tốt hơn khi mẹ gặp phải các vấn đề bệnh lý phụ khoa tại đường âm đạo như viêm nhiễm, tránh để nấm, khuẩn tiếp xúc với bé trong quá trình sinh.

– Giúp bé chào đời bình an, an toàn hơn khi mẹ có các vấn đề về sức khỏe.

3. Có nên chủ động mổ đẻ trước khi chuyển dạ không?

Tất cả những trường hợp mổ lấy thai chủ động cần phải được nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, những trường hợp đẻ mổ chủ động phải là những trường hợp có tình trạng sức khỏe đặc biệt, nghiêm trọng, thai khó phát triển và khó ra ngoài.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần hiểu rõ việc chủ động chọn phương án đẻ mổ như thế nào sẽ quyết định tới sức khỏe của em bé.

Sinh sớm: Mẹ mổ chủ động từ tuần 37 tuần đến 38 tuần. Lúc này, thai nhi đã phát triển ổn định trong bụng mẹ, sẵn sàng sống ở môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, đề kháng, miễn dịch tự nhiên của bé còn yếu và cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Đủ tháng: Thai được 39 đến 40 tuần tuổi. Ở thời điểm này, thai đã có thể ra ngoài, mẹ cũng an tâm hơn về thể chất, đề kháng của con. Bé phát triển tốt hơn ở những năm tháng đầu đời.

Thai quá thời điểm dự sinh: từ 41 tuần trở lên. Thai nhi ở giai đoạn này nên được đưa ra ngoài, tránh những biến chứng phức tạp trong quá trình chuyển dạ do thai đã phát triển quá mức trong bụng mẹ.

Vì vậy, tùy vào tình hình thực tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chỉ định phù hợp nhất về việc có nên chủ động mổ lấy thai trước thời điểm dự sinh hay không. Các mẹ cần chú ý đi khám thai, kiểm tra thai định kỳ trước sinh để nắm sát tình trạng của bản thân. Mổ đẻ trước khi chuyển dạ sẽ được thực hiện giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời được tính toán cẩn thận để cuộc sinh diễn ra thuận lợi.

Trước sinh, mẹ cần được theo dõi thai kỳ cẩn thận, khám thai định kỳ để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn, lựa chọn sinh nở phù hợp

Trước sinh, mẹ cần được theo dõi thai kỳ cẩn thận, khám thai định kỳ để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn, lựa chọn sinh nở phù hợp

Việc lựa chọn địa chỉ, cơ sở y tế uy tín để thực hiện theo dõi thai kỳ, mổ đẻ chủ động rất quan trọng. Trong quá trình thăm khám, theo dõi, quản lý thai kỳ, các bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ, sinh nở, từ đó có chỉ định mổ cho thai phụ ở thời điểm cần thiết. Mỗi thai phụ nên có kế hoạch quản lý thai kỳ và thường xuyên liên lạc với bác sĩ khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

Tại Thu Cúc TCI, thai phụ được khám, theo dõi, chăm sóc suốt cả thai kỳ từ tuần 8 đến tuần 36 với dịch vụ Thai sản trọn gói. Vì vậy, các bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng của các mẹ bầu, có kế hoạch phù hợp với quá trình sinh nở của mỗi người. Mỗi mẹ bầu sẽ được bác sĩ Sản khoa có chuyên môn, kinh nghiệm nhiệt tình hỗ trợ, được trao đổi thông tin thường xuyên, nắm rõ lịch khám định kỳ và được hưởng nhiều tiện ích có lợi cho quá trình mang thai, sinh con.

Quá trình sinh nở, thai phụ cũng sẽ được khám, kiểm tra các vấn đề sức khỏe thường xuyên, theo dõi chỉ số sinh tồn trong cả cuộc sinh. Với sinh mổ, Thu Cúc TCI áp dụng gây tê tủy sống, giúp mẹ bầu có thể tỉnh táo trong cả cuộc sinh, chờ đón con yêu chào đời. Ekip hỗ trợ đều là những bác sĩ, điều dưỡng đã có chuyên môn, thực hiện rất nhiều ca sinh. Nếu chị em đang tìm kiếm một địa chỉ để gửi gắm sức khỏe thai kỳ của bản thân, yên tâm “vượt cạn”, hãy tham khảo dịch vụ của Thu Cúc TCI nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital