Mổ đẻ có nguy hiểm không? Những nguy cơ khi đẻ mổ mẹ nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đẻ mổ là phương pháp sinh nở được ứng dụng cho những trường hợp đẻ khó, biến chứng thai kỳ hay sức khỏe mẹ, bé không đáp ứng đẻ thường. Vậy mổ đẻ có nguy hiểm không? Phương pháp đẻ mổ sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và an toàn nếu mẹ lựa chọn sinh nở tại một cơ sở y tế uy tín. Nếu không, thai phụ sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro tiềm ẩn trong và sau quá trình sinh.

1. Mổ đẻ – phương pháp sinh nở được ứng dụng phổ biến

Phương pháp đẻ mổ hiện nay đã không còn quá xa lạ với chị em. Có nhiều nguyên nhân khách quan tới chủ quan khiến cho các mẹ lựa chọn đẻ mổ. Đa phần các trường hợp sinh mổ do:

– Chuyển dạ thất bại, cổ tử cung không thể mở đủ rộng để em bé ra ngoài.

– Thai nhi có vấn đề về dây rốn, nhau thai.

– Mẹ mang song thai, đa thai.

– Ngôi thai không thuận, không phù hợp để đẻ thường.

– Bất tương xứng vùng đầu của bé với khung chậu của mẹ.

– Mẹ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là các vấn đề về tim, phổi, huyết áp,…

– Mẹ bị tiền sản giật.

– Các mẹ có nhu cầu đẻ mổ để hạn chế đau, tránh phải thực hiện rạch tầng sinh môn.

Thông thường, mẹ bầu sinh mổ sẽ được chỉ định mổ chủ động hoặc mổ cấp cứu tùy theo tình trạng, diễn biến sức khỏe của thai phụ, thai nhi

Thông thường, mẹ bầu đẻ mổ sẽ được chỉ định mổ chủ động hoặc mổ cấp cứu tùy theo tình trạng, diễn biến sức khỏe của thai phụ, thai nhi

Để thực hiện đẻ mổ, thai phụ phải được khám và làm các xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe ở các mốc tuần thai. Nếu đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật, có nhu cầu, mong muốn mổ đẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai từ khoảng tuần thứ 39 trở đi (mổ chủ động). Những trường hợp thai phụ mong muốn sinh thường, nhưng bắt đầu giai đoạn chuyển dạ nhưng gặp phải những biến chứng không mong muốn như suy thai, tim thai không ổn định sẽ được chuyển mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé (mổ cấp cứu).

Thời gian diễn ra mổ để rơi vào khoảng từ 30 đến 45 phút. Trước khi thực hiện mổ lấy thai, sản phụ sẽ được theo dõi các chỉ số sức khỏe với máy monitor đo nhịp tim, huyết áp, được gây tê tủy sống để ức chế dây thần kinh phần thân dưới.

2. Thực hiện mổ đẻ có nguy hiểm không? Tiềm ẩn những nguy cơ gì?

Thực tế, việc đẻ mổ khá an toàn với các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện đẻ mổ tại những cơ sở kém chất lượng, không đảm bảo về thiết bị phục vụ ca mổ, tay nghề, chuyên môn của bác sĩ, cả thai phụ và thai nhi sẽ phải đối diện với những nguy cơ, rủi ro khó lường.

2.1. Mổ đẻ có nguy hiểm không? Những rủi ro với thai phụ

Thai phụ là người chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ việc mổ đẻ. Những rủi ro các mẹ có thể gặp phải gồm:

– Đau vết mổ, thời gian phục hồi kéo dài: Khi thực hiện phẫu thuật đẻ mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường dưới thành tử cung, phần bụng dưới để đưa em bé ra ngoài. Sau phẫu thuật, nếu vết mổ này không được chăm sóc, xử lý cẩn thận sẽ rất dễ nhiễm trùng, tụ dịch, kéo dài thời gian phục hồi của các mẹ sau sinh.

– Mất máu, thiếu máu: Các mẹ sinh mổ sẽ có nguy cơ bị mất máu, thiếu máu do thực hiện phẫu thuật, nhất là với những mẹ bị hội chứng rối loạn đông máu.

– Nhiễm trùng nghiêm trọng: Nếu trong quá trình sinh mổ, mẹ không được sử dụng kháng sinh đủ liều lượng, không được xử lý vết mổ cẩn thận, tình trạng nhiễm trùng rất dễ xảy ra. Nhiễm trùng có thể xuất hiện tại vết mổ, niêm mạc tử cung, đường tiết niệu,… gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho chị em.

<strong>Mổ đẻ có nguy hiểm không?</strong> Mổ đẻ tại những cơ sở y tế không đảm bảo sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khó lường

Mổ đẻ có nguy hiểm không? Mổ đẻ tại những cơ sở y tế không đảm bảo sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khó lường

– Có cục máu đông: Sinh mổ dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện các cục máu đông. Biểu hiện thường gặp là ho nhiều, khó thở, sưng tại bắp chân. Vì vậy, các mẹ sau sinh mổ cần vận động nhẹ nhàng, thường xuyên để quá trình lưu thông, tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi.

– Rủi ro dính kết: Biến chứng này thường xuất hiện trong quá trình vết mổ phục hồi. Tổn thương dần lành và tạo thành sẹo, khiến cho một vài cơ quan nội tạng bị dính, thậm chí dính tại thành bụng, dẫn đến tắc ruột, nguy hiểm cho sản phụ.

– Đau do sử dụng thuốc gây tê: Sử dụng thuốc gây tê không đúng liều lượng, các mẹ có nguy cơ bị đau vùng lưng, đau đầu, thậm chí tổn thương thần kinh.

2.2. Mổ đẻ có nguy hiểm không? Những rủi ro với thai nhi

Những em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ thường có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn những bé được sinh thường.

– Hệ miễn dịch của các bé chào đời nhờ phương pháp sinh mổ sẽ kém hơn các bé sinh thường do không được tiếp xúc với hệ vi sinh vật có lợi khi đi qua ngả âm đạo của mẹ.

– Trẻ bị ảnh hưởng do thuốc gây tê tủy sống nếu bác sĩ gây tê không đảm bảo liều lượng thuốc được đưa vào cơ thể mẹ trước khi sinh.

– Bác sĩ hỗ trợ mẹ sinh mổ tay nghề chưa vững, có thể làm bé bị thương trong quá trình rạch đường dưới thành bụng để lấy thai.

– Bé có nguy cơ bị sặc nước ối trong quá trình được đưa ra ngoài qua đường mổ.

– Hệ hô hấp của bé yếu và có thể bị ảnh hưởng trong quá trình lấy thai ra khỏi bụng mẹ. Sau khi sinh, bé có thể bị các bệnh hen suyễn, bệnh về đường thở.

– Mẹ sinh mổ, cơ thể không sản sinh ra sữa non cho bé. Vì vậy, bé sinh ra nhờ phương pháp mổ đẻ sẽ có hệ miễn dịch kém hơn bé sinh thường.

Nếu không cẩn thận, việc mổ đẻ còn có thể gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng mẹ

Nếu không cẩn thận, việc mổ đẻ còn có thể gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng mẹ

Chính vì vậy, để lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp, các mẹ cần thực hiện kiểm tra và theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên. Nếu như có thể sinh thường, các mẹ nên thực hiện sinh thường để nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho con, đồng thời tránh những tổn thương, biến chứng sau sinh do sinh mổ mang lại.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói, cung cấp những dịch vụ chăm sóc Sản khoa cho mẹ bầu. Sử dụng gói Thai sản TCI, các mẹ sẽ được theo dõi sức khỏe thai kỳ vào từng mốc tuần thai quan trọng, đồng thời làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để tầm soát dị tật thai nhi, biến chứng thai kỳ.

Khám thai tại TCI, các mẹ có thể khám bất cứ khi nào có nhu cầu. Đội ngũ bác sĩ Sản khoa nhiều năm kinh nghiệm luôn nhiệt tình hỗ trợ tư vấn, đưa ra lời khuyên, phân tích các chỉ số để giúp mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe thai kỳ, cũng như đảm bảo thai nhi phát triển ổn định.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ dựa trên quá trình thăm khám, kết quả chẩn đoán, phân tích mẫu xét nghiệm ở các mốc tuần thai để đưa ra lời khuyên về phương án sinh nở cho mẹ bầu. Do vậy, các mẹ sẽ không cần lo lắng về việc nên lựa chọn phương pháp sinh nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI có trang bị đầy đủ phòng mổ vô khuẩn 1 chiều, phòng sinh thường khép kín, vô khuẩn để phục vụ các mẹ trong quá trình sinh. Các bác sĩ thực hiện gây tê màng cứng, gây tê tủy sống, bác sĩ thực hiện phẫu thuật đều có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, từng xử lý nhiều ca đẻ khó. Do đó, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sinh con tại Thu Cúc TCI.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mẹ bầu nên có kế hoạch khám, theo dõi thai kỳ từ sớm để được phòng ngừa những biến chứng bất thường trong thai kỳ. Ngoài ra, việc theo dõi sức khỏe thai kỳ đều đặn, có lộ trình sẽ giúp ích hơn trong việc quyết định lựa chọn phương án sinh nở phù hợp cho cả mẹ và bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital