Mổ bướu cổ có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Mổ bướu cổ có nguy hiểm không là phân vân của nhiều người bệnh khi được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Bướu cổ xuất hiện trong các bệnh lý về tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, suy giáp, bệnh basedown hoặc ung thư tuyến giáp.

Mổ bướu cổ có nguy hiểm không? Nhìn chung phẫu thuật điều trị bướu cổ được đánh giá là an toàn với tỷ lệ rủi ro xảy ra biến chứng ở mức rất thấp, ước tính là 1 – 2%.

Mổ bướu cổ có nguy hiểm không? Nhìn chung phẫu thuật điều trị bướu cổ được đánh giá là an toàn với tỷ lệ rủi ro xảy ra biến chứng ở mức rất thấp, ước tính là 1 – 2%.

Vậy mổ bướu cổ có nguy hiểm không? Nhìn chung phẫu thuật điều trị bướu cổ được đánh giá là an toàn với tỷ lệ rủi ro xảy ra biến chứng ở mức rất thấp, ước tính là 1 – 2%. Tổn thương dây thần kinh và tổn thương tuyến giáp là hai biến chứng có thể gặp phải sau mổ bướu cổ. Cụ thể như sau:
Tổn thương dây thần kinh
Tuyến giáp rất gần với hai dây thần kinh thanh quản đóng vai trò kiểm soát dây thanh. Nếu các dây thần kinh này bị tổn thương trong quá trình mổ bướu cổ, giọng nói và hơi thở của người bệnh có thể bị ảnh hưởng.
Tổn thương vĩnh viễn cho dây thanh quản có thể ảnh hưởng tới 1 – 2 người/100 người phẫu thuật này. Tổn thương tạm thời có thể ảnh hưởng khoảng 5/100 người.
Tổn thương tuyến cận giáp
Các tuyến cận giáp giúp điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể người bệnh. Nếu các tuyến cận giáp bị hư hỏng, người bệnh có thể sẽ phải bổ sung canxi trong suốt phần còn lại của cuộc đời.
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân cần tránh ăn uống trong một thời gian nhất định trước khi phẫu thuật hoặc phòng tránh các biến chứng gây mê. Bác sĩ hoặc y tá sẽ có hướng dẫn cụ thể trước khi phẫu thuật.

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.

Sau mổ bướu cổ, để nhanh chóng phục hồi người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất là 10 ngày và hạn chế các hoạt động gắng sức. Nhiều người sẽ cảm thấy đau cổ họng. Để giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm khó chịu.
Về chế độ ăn uống, nên ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu để hạn chế làm đau vết mổ. Nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu iot như hải sản, sò, ngao… Tuy nhiên nên tránh các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, bắp cải, su hào vì trong những loại rau này có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sản sinh ra isothiocyanates. Chất này có thể khiến tình trạng bướu cổ trở nên tồi tệ hơn vì nó ngăn chặn sự hấp thụ và hấp thu iot của tuyến giáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital