Sinh đôi là một niềm hạnh phúc đặc biệt, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nỗi lo. Với những mẹ bầu mang song thai, việc sinh đôi đẻ thường hay đẻ mổ cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý để có một thai kỳ trọn vẹn, sinh nở an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Thai đôi được hình thành như thế nào và những dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết thai đôi
Thai kỳ của người phụ nữ cùng lúc xuất hiện 2 thai nhi được gọi là song thai, hay thai đôi. Thông thường, quá trình thụ tinh diễn ra khi 1 tinh trùng kết hợp với 1 trứng, phát triển thành phôi thai và có 1 thai nhi được hình thành.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, quá trình thụ tinh có thể phát triển thành thai đôi. Cụ thể là khi:
– Buồng trứng giải phóng 2 trứng. Mỗi trứng sẽ được thụ tinh với 1 tinh trùng và hình thành 2 phôi phát triển, làm tổ trong tử cung. Trường hợp này được phân loại là sinh đôi khác trứng.
– Buồng trứng chỉ giải phóng 1 trứng, thụ tinh với 1 tinh trùng. Tuy nhiên, quá trình phân chia thành hợp tử, trứng đã được thụ tinh tách thành 2 hợp tử độc lập, tạo thành 2 phôi làm tổ tại tử cung dẫn đến việc mang song thai. Trường hợp này được phân loại là sinh đôi cùng trứng.
Thời gian gần đây, tỷ lệ thai phụ sinh đôi có xu hướng tăng mạnh. Đó thường là do các mẹ mang thai muộn, sau 35 tuổi. Ngoài ra, tỷ lệ mang song thai có thể tăng do:
– Mẹ chưa biết cách sử dụng acid folic cho đúng.
– Mẹ mang thai ngay sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
– Mẹ mang thai khi đã quá 35 tuổi.
– Mẹ mang thai nhờ một số phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Nhiều trường hợp sinh đôi xuất hiện, các mẹ bầu cũng đã rút ra kinh nghiệm và có thể nhận biết bản thân mang song thai nhờ vào các dấu hiệu, biểu hiện sau:
– Dễ bị nghén và nghén nặng hơn, sớm hơn.
– Trọng lượng cơ thể tăng nhiều và nhanh hơn.
– Mẹ nhận thấy nhiều cử động trong bụng hơn, cử động của thai nhanh và có thể nhận thấy rõ từ sớm.
– hCG cao hơn nhiều mức bình thường.
– Ở những tháng cuối thai kỳ, tử cung mở rộng hơn.
2. Những nguy cơ thường gặp khi mang song thai và lời khuyên phụ nữ sinh đôi nên đẻ thường hay đẻ mổ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mang thai đôi là niềm hạnh phúc đặc biệt, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ thai bị sảy, thai bất thường, dị tật ở những trường hợp mang song thai khá cao. Đặc biệt, những biến chứng thai kỳ khi mang thai đôi cũng rất thường gặp.
– Thai sinh non:
Tỷ lệ sinh non ở những mẹ bầu mang song thai là rất cao. Mức độ nguy hiểm ở những ca sinh non này cũng cao hơn, thường không chỉ thai nhi mà cả thai phụ cũng bị ảnh hưởng.
– Dễ gặp tình trạng huyết áp bất thường, tiền sản giật:
Khi mang song thai, tim của mẹ bầu thường đập nhanh hơn, kích thích tốc độ lưu thông máu. Từ đó, mẹ dễ gặp phải các vấn đề về huyết áp, thường là huyết áp tăng. Nếu không được kiểm soát tốt, khắc phục kịp thời, tình trạng thai sinh non, kém phát triển, thậm chí thai lưu hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, thai phụ còn có nguy cơ bị tiền sản giật trong thai kỳ.
– Tiểu đường thai kỳ:
Thai phụ mang song thai thường bị nghén nặng, kiểm soát chế độ ăn uống khó khăn. Chính vì vậy, nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở những trường hợp mang thai đôi thường cao hơn thai đơn. Tiểu đường thai kỳ có thể khiến cho thai phụ bị sinh non, đa ối, nhiễm khuẩn niệu, thai lưu hoặc sảy thai. Ngoài ra, bệnh lý này cũng khiến thai phát triển to hơn, làm tăng hồng cầu, vàng da, nguy cơ dẫn đến các bệnh hô hấp và gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Bên cạnh đó, tình trạng song thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Thai đôi thường phát triển không đồng đều, bất tương xứng. Mang song thai cũng có thể dẫn đến hội chứng truyền máu song thai – một loại tai biến trước sinh vô cùng nguy hiểm, có thể khiến thai nhi tử vong.
3. Mẹ sinh đôi đẻ thường hay đẻ mổ? Song thai liệu đẻ thường được không?
Có rất nhiều mẹ bầu mang thai đôi thắc mắc về phương pháp sinh nở. Để được chỉ dẫn về phương pháp sinh nở phù hợp, nên đẻ thường hay đẻ mổ, chị em cần thực hiện thăm khám, theo dõi thai kỳ từ sớm. Thai phụ cũng nên thường xuyên khám thai định kỳ, nhất là ở những tuần thai quan trọng để biết được tình trạng sức khỏe thai nhi và bản thân phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sinh thường hay sinh mổ.
3.1. Mẹ sinh đôi đẻ thường hay đẻ mổ?
Như đã chia sẻ, để biết được bản thân đáp ứng phương pháp sinh nở nào, các mẹ bầu cần thực hiện khám và quản lý thai kỳ thường xuyên để được nghe chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Thai đôi mang đến nhiều nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ, thậm chí là tính mạng của thai nhi. Bởi vậy, thực tế có tới hơn 50% thai phụ mang thai đôi phải thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Đa phần các trường hợp mang song thai được chỉ định sinh mổ vì có liên quan tới các vấn đề sau:
– Có một hoặc cả hai thai nhi đều không ở vị trí ngôi thuận khi gần tới ngày sinh.
– Song thai nằm ngang trong bụng của thai phụ, khó cử động.
– Song thai có chung nhau.
– Thai phụ gặp các vấn đề về nhau thai như nhau bám thấp, nhau tiền đạo.
– Mẹ từng sinh mổ trước đó.
– Thai to hoặc mẹ gặp tình trạng bất tương xứng đầu – chậu.
– Mẹ gặp một số vấn đề bất thường trong quá trình chuyển dạ.
3.2. Sinh đôi đẻ thường hay đẻ mổ? Song thai liệu đẻ thường được không?
Trường hợp thai đôi sinh thường không phải là không có. Tuy nhiên, ở hầu hết thai phụ, trường hợp này không nhiều. Nếu trong quá trình khám, quản lý thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu ổn định, ngôi thai thuận, quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên, không có bất thường xảy ra thì thai phụ mang thai đôi vẫn có thể sinh thường.
Đa số những trường hợp sinh đôi đều không sinh đủ tháng, đúng ngày dự sinh. Từ tuần thứ 37 của thai kỳ, mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý vì đây là mốc tuần thai “nhạy cảm” với cặp song thai, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thực tế, thai phụ mang song thai sẽ chuyển dạ vào tuần 36 đến 37. Nếu phát hiện những vấn đề bất thường, có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn theo tình trạng thực tế của thai nhi.
Trước những nguy cơ có thể gặp phải khi mang thai đôi, thai phụ cần đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc thăm khám, có kế hoạch theo dõi, sàng lọc thai kỳ thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu an tâm hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời có sự chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sinh nở. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp các bác sĩ Sản khoa có thể chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình của thai phụ, có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ được các mẹ bầu quan tâm nhiều và tin tưởng lựa chọn trong hành trình quản lý thai kỳ. Thu Cúc TCI có các gói Thai sản trải dài từ tuần thứ 8 đến khi chuyển dạ, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của chị em khi đi sinh. Đồng thời, các gói Thai sản cũng bao gồm nhiều quyền lợi, tiện ích phù hợp với việc đi sinh của các mẹ bầu hiện đại. Theo đó, mẹ sẽ được tư vấn, hỗ trợ trong suốt quá trình đi sinh, trong quá trình sinh và sau sinh. Chi phí gói Thai sản được áp dụng đồng thời cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh, vì vậy rất tiết kiệm, tối ưu được kinh tế cho thai phụ.
Quá trình theo dõi thai theo lộ trình riêng biệt. Các mẹ được nhận bộ xét nghiệm tầm soát thai kỳ, được khám thai không giới hạn và được tư vấn, chỉ dẫn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề vững vàng, nhiều năm công tác, có kinh nghiệm xử lý các ca khó.
Trong quá trình sinh, mẹ vẫn không ngừng được hỗ trợ bởi ekip Sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cùng hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Ngoài ra, sau sinh, sản phụ còn được lưu tại phòng lưu viện theo thời gian quy định để theo dõi tình trạng sức khỏe, quá trình phục hồi. Các bé cũng sẽ được chăm sóc tận tình, chu đáo, được vệ sinh hàng ngày bởi bàn tay của các cô điều dưỡng.
Qua theo dõi thai kỳ, đưa ra những đánh giá, nhận xét, ở tuần thứ 36 trở đi, bác sĩ cũng sẽ tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp cho các mẹ bầu. Vì vậy, chị em không cần quá lo ngại về việc sinh đôi đẻ thường hay đẻ mổ và hãy chú ý thăm khám thai thường xuyên để kiểm soát từng diễn biến có thể xảy ra.