Mẹ cần làm gì nếu bị viêm phụ khoa sau sinh thường?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sau sinh, mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, trong đó việc bị viêm phụ khoa sau sinh thường cũng là một vấn đề mẹ cần quan tâm. Bởi bệnh lý này sẽ gây cho mẹ một số phiền toái và khó chịu nhất định nếu gặp phải. Cùng tìm hiểu kĩ về chủ đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

1. Những sự thay đổi về vùng phụ khoa của phụ nữ sau sinh thường

1.1. Âm đạo phụ nữ thay đổi như thế nào sau quá trình sinh nở

Đối với các mẹ sinh thường, vùng âm đạo ít nhiều sẽ có sự thay đổi so với thời gian trước khi mẹ sinh em bé. Đa số các mẹ đều sử dụng tới thủ thuật rạch tầng sinh môn để em bé chào đời được dễ dàng hơn. Do đó, lúc này, vùng kín của mẹ đã xuất hiện vết thương và cần thời gian để phục hồi. Kéo theo vết rạch này là hiện tượng ngứa ngáy có thể xảy ra do quá trình lên da non làm liền vết thương.

Đối với các mẹ sinh thường, vùng âm đạo ít nhiều sẽ có sự thay đổi so với thời gian trước khi mẹ sinh em bé nên dễ bị viêm phụ khoa sau sinh thường

Đối với các mẹ sinh thường, vùng âm đạo ít nhiều sẽ có sự thay đổi so với thời gian trước khi mẹ sinh em bé.

Sản dịch cũng tích cực tống đẩy qua con đường âm đạo, điều này cũng có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm nếu như mẹ không vệ sinh cẩn thận. Một số tình trạng khác như: sưng tấy vùng âm đạo, âm đạo chưa co hồi trở lại do đó có thể bị rộng và giãn ra. Các vùng cơ xung quanh âm đạo cũng có thể bị lỏng lẻo hơn sau quá trình sinh nở.

Lúc này, phụ nữ có thể sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm âm đạo: nhiễm nấm, vi khuẩn,…Do đó, mẹ cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh vùng kín thật tốt.

1.2. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc viêm phụ khoa sau sinh thường

Như đã nói ở trên, sau quá trình sinh nở, âm đạo của mẹ bị tác động trực tiếp, do đó sẽ dễ gây ra hiện tượng viêm phụ khoa. Một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này đó là:

– Tồn tại vết thương vùng sinh môn. Đây trở thành con đường làm cho vi khuẩn có hại xâm nhập sâu vào vùng âm đạo, gây nên hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm.

– Sản dịch tiết ra nhiều cũng là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào vùng phụ khoa.

– Sức đề kháng của mẹ sau sinh bị yếu đi hẳn, điều này cũng làm ảnh hưởng tới khả năng phòng bệnh của cơ thể.

– Chế độ chăm sóc, vệ sinh khu vực phụ khoa chưa tốt cũng tạo điều kiện giúp vi khuẩn có hại nhanh chóng xâm nhập vào âm đạo.

– Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng góp phần làm mất cân bằng môi trường âm đạo.

– Quan hệ vợ chồng quá sớm sau sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc viêm nhiễm vùng kín.

2. Một số bệnh lý phụ khoa mẹ sinh thường hay gặp

2.1. Viêm phụ khoa sau sinh thường – Viêm tử cung

Đây là một trong số những bệnh phụ khoa thường gặp ở các mẹ sau sinh. Nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là do sót nhau thai hoặc dụng cụ y tế chưa được sát trùng tốt. Phụ nữ bị viêm tử cung thường sẽ gặp: mất ngủ, sốt, đau bụng dưới,… Bệnh nếu không được xử lý sẽ có khả năng gây viêm nhiễm kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

2.2. Bệnh lý viêm vòi trứng

Viêm vòi trứng là một bệnh lý hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Bệnh lý này gây ra do những viêm nhiễm ở vùng âm đạo mà chưa được xử lý dứt điểm. Một số biểu hiện thường gặp khi phụ nữ bị mắc bệnh này đó là: đau bụng dưới, khí hư tiết ra nhiều bất thường,…

Phụ nữ có thể sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý liên quan đến viêm phụ khoa sau sinh thường

Sau sinh, phụ nữ có thể sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm âm đạo: nhiễm nấm, vi khuẩn,…

2.3. Bệnh lý sa tử cung

Trong thời gian mang thai, tử cung sẽ giãn nở ra để lấy chỗ cho em bé phát triển. Khi sinh xong, tử cung của mẹ sẽ dần dần đàn hồi và co lại như cũ. Tuy nhiên, nếu như các cơ dây chằng không chắc chắn sẽ dẫn tới hiện tượng sa tử cung. Tử cung bị xệ xuống, trường hợp nặng nhất sẽ tụt cả ra ngoài vùng âm đạo. Bệnh lý này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và quan hệ vợ chồng.

3. Một số biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường

Để giúp vùng kín luôn được sạch sẽ và tránh viêm nhiễm, sản phụ sau sinh thường nên áp dụng một số điều sau:

3.1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Đây là một điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý của mẹ sau sinh. Bởi việc giữ sạch vùng kín sẽ giúp vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào âm đạo, tránh gây viêm nhiễm. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh đảm bảo độ pH phù hợp với vùng kín. Không chà xát mạnh và thụt rửa sâu vào vùng kín. Ngoài ra, trong thời gian sản dịch còn tiết ra, mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh hình thành, sinh sôi vi khuẩn. Nên sử dụng nước ấm, sạch để vệ sinh phụ khoa. Nên rửa theo chiều từ trước ra sau và lau khô bằng khăn sạch mỗi khi vệ sinh xong.

3.2. Tránh việc quan hệ vợ chồng quá sớm sau sinh

Việc mẹ quan hệ vợ chồng trở lại quá sớm sau quá trình sinh sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương của mẹ. Đồng thời điều này còn có khả năng làm viêm nhiễm, lây lan vi khuẩn ở vùng kín. Lời khuyên tốt nhất là mẹ nên quan hệ trở lại sau khoảng 6 – 8 tuần sau sinh thường. Đây là thời điểm cơ thể đã khá hồi phục và bình ổn trở lại.

Phụ nữ nên thường xuyên đi thăm khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và tầm soát viêm phụ khoa sau sinh thường

Phụ nữ nên thường xuyên đi thăm khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và tầm soát các bệnh lý phụ khoa nếu có.

3.3. Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, bổ sung các loại men vi sinh

Việc mẹ ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng cân bằng lại sức khỏe, từ đó phòng tránh được việc viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm tốt cho vùng kín như: sữa chua, các loại men vi sinh,…

3.4. Lựa chọn đồ lót phù hợp

Mẹ nên lưu ý lựa chọn những loại đồ lót vừa vặn, thoáng mát, được làm từ những chất liệu mềm mại, co giãn, thấm hút tốt. Tránh mặc đồ lót quá bó gây bí và không thoát hơi. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay quần lót mỗi 3 tháng/lần để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn gây hại. Nên giặt đồ lót bằng tay và giặt riêng, phơi đồ lót trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại.

3.5. Phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ sau sinh

Phụ nữ nên thường xuyên đi thăm khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và tầm soát các bệnh lý phụ khoa nếu có. Tại những buổi khám này, bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ những lời khuyên và phương hướng xử lý bệnh nếu mẹ đã mắc viêm nhiễm vùng kín.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về vấn đề viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh thường. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, mẹ vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital