Mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu khi nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai lần đầu khi nào? là câu hỏi thường gặp ở những mẹ lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm. Thông tin sau đây sẽ mang đến cho mẹ câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất về thời gian thích hợp để kiểm tra thai kỳ, thực hiện những loại xét nghiệm nào và những chú ý trong lần khám đầu tiên,…

1. Thời điểm thích hợp nhất để bà mẹ thực hiện khám thai lần đầu

Việc chăm sóc và kiểm tra sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai là rất cần thiết. Ngày nay, việc thăm khám thai đã trở nên đơn giản và thoải mái hơn. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng nắm được thời gian thăm khám lần đầu cho hợp lý.

Khoảng 2 tuần sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện quá trình phân bào. Sau khi phân bào được 2-3 ngày thì hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đó. Thời điểm này mẹ nên thực hiện khám thai lần đầu để xác định chính xác xem mình đã thực sự có thai không, thai đơn hay đa thai, thai nằm trong hay ngoài tử cung, đồng thời cũng sẽ kiểm tra các vấn đề khác.

Bác sĩ thông báo kết quả khám thai

Bác sĩ thông báo kết quả khám thai cho mẹ bầu

2. Mẹ bầu lần đầu đi khám sẽ gồm những gì?

Khám thai lần đầu tiên là bước cần thiết và quan trọng nhất trong quá trình mang thai của mẹ em bé. Thông thường ở lần kiểm tra đầu tiên này bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết về tiền sử của mẹ, tình hình sức khỏe hiện tại và đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

2.1. Thăm hỏi tiền sử bệnh và các vấn đề về sức khỏe của mẹ

Lúc này mẹ cần cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất về tiền sử bệnh và các vấn đề sức khỏe hiện thời của mình bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

– Tiền sử đau ốm của mẹ (các bệnh mẹ từng mắc phải,….)

– Bệnh mãn tính mà mẹ mắc (nếu có)

– Các loại thuốc (Đông, Tây y,…) mẹ thường sử dụng

– Mẹ đã từng thực hiện phẫu thuật chưa và thực hiện vào thời gian nào?

– Mẹ có tiền sử bị dị ứng không? Nếu có thì là gì?

– Mẹ có gặp vấn đề gì về sinh sản hoặc bị bệnh di truyền nào từ gia đình không?

– Mẹ đang có chế độ, thói quen ăn uống như thế nào? Cụ thể là trước đây và hiện tại

– Mẹ em bé có sử dụng chất kích thích hay chất gây nghiện nào không?

– Mẹ đã từng mang thai hoặc sinh em bé chưa?

Kết quả siêu âm trong khám thai

Kết quả siêu âm trong khám thai

Tất cả những thông tin mẹ cung cấp ở lần khám này sẽ là tư liệu quan trọng giúp bác sĩ dự đoán và đánh giá các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ em bé. Các mẹ bầu nhớ mang theo sổ khám bệnh và chuẩn bị trước các câu trả lời trong lần đi khám đầu tiên.

2.2. Kiểm tra về tình trạng mang thai của mẹ

Để đánh giá chung về tình hình mang thai của mẹ, bác sĩ sẽ kiểm tra và xác nhận các thông tin như:

– Lần cuối có kinh nguyệt của mẹ là khi nào?

– Các biểu hiện của mẹ khi mang thai là gì?

….

2.3. Thăm khám tình hình sức khỏe hiện tại của mẹ trong lần khám thai đầu tiên

Ở lần khám đầu tiên này của mẹ bầu, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ bầu ở những hạng mục sau:

– Thực hiện kiểm tra sức khỏe hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng

– Thực hiện đo huyết áp, sử dụng làm cơ sở so với những lần khám sau

– Thực hiện kiểm tra số đo cân nặng và chiều cao

– Ở một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu

2.4. Khám thai lần đầu và các loại xét nghiệm cần thiết

Với mỗi cơ sở khám, chữa bệnh y tế sẽ có các loại tổ hợp xét nghiệm khác nhau. Nhưng các loại xét nghiệm cơ bản mà mẹ bầu lần đầu thăm khám sẽ là:

Siêu âm thai

– Xét nghiệm nhóm máu, mức độ thiếu máu của mẹ, xét nghiệm beta HCG

– Xét nghiệm và thực hiện phân tích nước tiểu

– Xét nghiệm kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như AIDS, viêm gan B,…

– Đặc biệt với những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh này sẽ cần phải thực hiện xét nghiệm thêm về tiểu đường

– Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Siêu âm thai kỳ

Siêu âm thai kỳ là việc làm cần thiết trong mỗi buổi khám thai

Khi khám lần đầu này, sau khi thực hiện các bước thăm khám trên, nếu mẹ bầu còn thắc mắc cần sự tư vấn thì có thể trao đổi ngay với bác sĩ. Mẹ bầu nên chuẩn bị các câu hỏi và thắc mắc trước khi thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu giải đáp để có một tâm lý thoải mái nhất trong suốt quá trình thai kỳ.

3. Một số lưu ý trong lần khám thai đầu tiên

Ngoài việc chú ý đến thời gian khám thai đầu tiên, nội dung của buổi thăm khám, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số những vấn đề sau đây:

– Mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình cơ sở thăm khám chất lượng để việc thăm khám được diễn ra chính xác, nhanh gọn và an toàn.

– Mẹ nên ghi chép những thắc mắc ra giấy hoặc sổ để nhận được giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.

– Tất cả thông tin ở lần khám đầu tiên mẹ bầu cần lưu giữ lại để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần thăm khám sau.

– Thông thường với những cơ sở y tế tuy tín, trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ, chế độ ăn uống, thể dục thể thao, sinh hoạt vợ chồng, các loại vitamin cần thiết,…cho mẹ để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

– Đặc biệt, với những trường hợp mà mẹ có các bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng thai nhi chưa được khỏe thì việc chẩn đoán theo dõi và điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết cho mẹ và bé.

Sau quá trình thăm khám đầu tiên và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ nên chăm sóc sức khỏe thật tốt vì đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt quá trình mang thai của mẹ. Ngoài ra 3 tháng đầu này cũng là thời điểm thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho em bé chính xác nhất (phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nếu có như Down,…).

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của rất nhiều chị em phụ nữ. Hầu hết những dịch vụ thăm khám và điều trị tại khoa đều có áp dụng thanh toán theo bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh theo đúng quy định.

Nếu các mẹ bầu cần tư vấn hay đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, mẹ vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital