Mẹ bầu bị thiếu máu Thalassemia khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không l là quan tâm của rất nhiều người. Bởi chứng bệnh này không chỉ tác động đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi.

1. Bệnh thiếu máu thalassemia là gì?

Thalassemia hay còn gọi là tan máu bẩm sinh, đây là một nhóm các bệnh di truyền làm giảm lượng hemolobin bình thường trong hồng cầu. Hemoglobin là một protein được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu, giúp đưa oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể và việc giảm hemoglobin trong máu có thể dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu thalassemia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ

Thiếu máu thalassemia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ

Tùy thuộc vào chuỗi protein của phân tử hemoglobin bị mất trong hồng cầu, thalassemia được chia thành 2 loại là là anpha thalasseamia và beta thalasseamia. Ngoài ra, bệnh này cũng được chia làm 3 nhóm tùy theo mức độ là nhẹ, vừa và nặng.
Để phòng tránh chứng bệnh này, nếu mẹ bầu có ý định mang thai thì nên xét nghiệm để xác định xem có mang gen thalassemia hay không. Nếu trong trường hợp cả bố lẫn mẹ đều mang gen bệnh thì nguy cơ đứa bé sinh ra bị mắc bệnh là rất cao.

2. Mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu chị em mắc bệnh thiếu máu thalassemia sẽ thường xuyên phải truyền máu nên nguy cơ cao sẽ bị vô sinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ vẫn có thể có con, nhưng trong trường hợp mắc bệnh thiếu máu thalassemiacó thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và của bé.

2.1 Đối với em bé

Khi mẹ bầu bị bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai em bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Con đường di truyền của bệnh thiếu máu thalassemia sẽ diễn ra trong những trường hợp sau:

Mẹ bầu bị thiếu máu Thalassemia khi mang thai

Khi mẹ bầu bị bệnh thiếu máu thalassemia thì em bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều

– Chỉ có bố hoặc mẹ mang gen bệnh khi đó 50% con sinh ra sẽ mắc bệnh và 50% bình thường.

– Nếu bố mẹ cùng mang gen bệnh thì 25% cin sinh ra bình thường, 50% con mang gen bệnh nhưng không có biểu hiện cụ thể và 25% chắc chắn bị bệnh.

– Nếu bố hoặc mẹ bị mắc bệnh và người còn lại chỉ mang gen bệnh mà không có biểu hiện cụ thể thì 100% con sinh ra mang gen bệnh, xác suất bệnh biểu hiện ra bên ngoài là 50%.

– Nếu cả bố và mẹ cũng mắc bệnh thì 100% con sinh ra sẽ bị bệnh.

Khi mẹ mắc bệnh thalassemia, trẻ vẫn được sinh ra bình thường nhưng sẽ sớm phát triển được các triệu chứng của bệnh như cơ thể tím tái, nhức đầu, mệt mỏi, thở dốc, vàng da,… Trẻ sẽ kén ăn, bị nôn mửa sau khi ăn. Chứng bệnh này có thể được điều trị bằng một số loại thuốc và nếu bị nặng thì cần phải truyền máu thường xuyên.

Vậy nên, trước khi có ý định sinh con thì không chỉ mình người mẹ mà cả bố cũng nên đi xét nghiệm tầm soát bệnh và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có lựa chọn hợp lý nhất.

2.2 Đối với mẹ

Khi mắc bệnh thiếu máu thalassemia mẹ bầu sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Hiện tượng này sẽ làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các cơ quan như tim và gan của mẹ cũng sẽ bị tổn thương, hệ tiết tố cũng sẽ bị ảnh hưởng nên các mẹ cần phải thực hiện theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.

me-bau-mac-benh-thieu-mau-thalassemia-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-3

Tham khảo tư vấn của bác sĩ để có biện pháp phòng bệnh thiếu máu thalassemia hiệu quả hơn

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất ra nhiều máu hơn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thai nhi. Vậy nên khi mẹ bầu bị bệnh thiếu máu thalassemia sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như đái tháo đường tuýp 1. Nếu mẹ bầu bị căng thẳng thì sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này. Để khắc phục tình trạng này mẹ bầu nên bổ sung axit folic. Ngoài việc giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết đang ống thần kinh ở trẻ đang phát triển thì axit folic sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh thiếu máu megalobastic. Ngoài ra các mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được các thắc mắc về bệnh thiếu máu thalassemia. Theo các bác sĩ, để ngăn ngừa hoặc có phương án điều trị sớm nếu mắc bệnh lý này. mẹ bầu nên nên khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital