Mẹ bầu bị cúm có tiêm uốn ván được không và lưu ý cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Cả bà bầu và trẻ sơ sinh đều nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc uốn ván. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho họ là rất quan trọng. Tuy nhiên, bầu bị cúm có tiêm uốn ván được không là thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm và gửi câu hỏi đến hòm thư của Thu Cúc TCI. 

1. Những nguy hiểm mà mẹ bầu phải đối mặt nếu bị uốn ván 

Nhiều thai phụ quan tâm bầu bị cảm cúm có tiêm uốn ván được không bởi uốn ván là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với cả mẹ bầu, thai nhi và trẻ sơ sinh.

Uốn ván (phong đòn gánh) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính với triệu chứng dễ nhận biết cùng khả năng tiến triển bệnh nhanh chóng. Ban đầu, người bị uốn ván sẽ trải qua tình trạng co cứng cơ hàm và lưỡi, sau đó lan rộng xuống các cơ vai, cơ hoành, cơ tứ chi và cuối cùng là toàn bộ cơ thể.

bầu bị cúm có tiêm uốn ván được không

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị mắc bệnh uốn ván trong quá trình sinh nở, chuyển dạ

Khi cơ hô hấp bị co cứng, bệnh nhân sẽ không thể thở được và có nguy cơ suy tim. Vi khuẩn gây uốn ván cũng có thể gây rối loạn hệ thống thần kinh tự động, dẫn đến tử vong.

Uốn ván có tỷ lệ tử vong cao (từ 25 – 95%). Trẻ sơ sinh là nhóm nguy cơ tử vong cao nhất, có thể lên đến 95%. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu rất dễ bị uốn ván. Vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại trên các dụng cụ hỗ trợ sinh chưa được tiệt trùng kĩ lưỡng.

Uốn ván ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở vùng tử cung. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị mắc uốn ván thông qua dụng cụ cắt dây rốn nhiễm vi khuẩn uốn ván, gây ra uốn ván rốn hoặc uốn ván sơ sinh.

Việc tiêm phòng uốn ván là cực kỳ cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai. Việc truyền kháng thể từ mẹ sang thai nhi giúp phòng ngừa uốn ván sơ sinh và đồng thời bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi đủ tuổi tiêm phòng.

2. Mẹ bầu bị cảm cúm có tiêm uốn ván được không?

Việc tiêm phòng cảm cúm và uốn ván đều là rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi, mẹ không nên bỏ qua mũi tiêm này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa, việc chọn thời điểm tiêm phòng thích hợp là rất quan trọng. Vậy nếu mẹ bầu bị cúm có tiêm uốn ván được không?

Triệu chứng cảm cúm thường gặp khi bà bầu: bao gồm ngạt mũi, chảy mũi, viêm họng, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Khi bị sốt, các chuyên gia y tế thường từ chối tiêm phòng vắc xin trong mọi trường hợp, không riêng gì vắc xin phòng uốn ván. Tiêm phòng khi đang trong tình trạng sốt có thể không an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván, mẹ bầu có thể gặp phải tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này có thể nghiêm trọng hơn đối với những người đang gặp vấn đề sức khỏe.

Mẹ bầu đang bị cảm cúm và đã mệt mỏi sẽ cảm thấy khó chịu hơn sau tiêm phòng. Do đó, khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bao gồm cả cảm cúm, mẹ bầu nên tạm hoãn việc tiêm phòng uốn ván.

Nếu chăm sóc sức khỏe tốt, triệu chứng cảm cúm thường sẽ giảm trong vòng một tuần. Trong trường hợp đó, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu vẫn còn kịp. Tuy nhiên, để biết chính xác liệu phụ nữ mang thai bị cảm cúm có thể tiêm phòng uốn ván hay không, bạn nên đi khám tại các cơ sở tiêm chủng uy tín – nơi có đội ngũ chuyên gia y tế sẽ kiểm tra sức khỏe chi tiết trước khi chỉ định tiêm phòng.

3. Phụ nữ mang thai nên tiêm uốn ván vào thời điểm nào? 

Đối với phụ nữ lần đầu mang thai và chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đây, cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván.

Vắc xin uốn ván nên được tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi các cơ quan đang hình thành và thai nhi chưa ổn định, có thể có nguy cơ sảy thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, hầu hết các cơ sở y tế khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm mũi uốn ván đầu tiên vào khoảng từ tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ.

Mẹ bầu nên tiêm đúng lịch và đủ liều vắc xin uốn ván để vắc xin phát huy tối đa tác dụng

Mẹ bầu nên tiêm đúng lịch và đủ liều vắc xin uốn ván để vắc xin phát huy tối đa tác dụng

– Đối với mẹ bầu chưa tiêm uốn ván bao giờ, chưa tiêm nhắc lại trước sinh, cần tiêm đủ 2 mũi cách nhau 4 tuần, mũi 2 muộn nhất trước sinh 1 tháng.

– Nếu bạn đã tiêm đủ vắc xin uốn và và tiêm nhắc lại trước khi mang thai: chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc muộn nhất trước sinh 1 tháng.

– Các lần mang thai sau chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi muộn nhất trước sinh 1 tháng.

4. Mẹ bầu tiêm uốn ván cần lưu ý gì? 

Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho mẹ bầu có thể hơi phức tạp vì yêu cầu nhiều mũi tiêm, tuy nhiên, để đảm bảo khả năng kháng bệnh tốt cho cả mẹ và em bé, mẹ bầu nên tiêm đủ số mũi.

Tiêm phòng vắc xin uốn ván có thể gây ra các phản ứng phụ như sưng và đau ở vị trí tiêm. Thường thì những phản ứng này sẽ tự giảm đi trong vài ngày mà không cần sử dụng thuốc. Nhưng với trường hợp mẹ bầu bị những phản ứng nghiêm trọng hơn, mẹ hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nếu mẹ bầu bị sốt hãy báo trước cho bác sĩ để có chỉ định tiêm chủng phù hợp

Nếu mẹ bầu bị sốt hãy báo trước cho bác sĩ để có chỉ định tiêm chủng phù hợp

Đồng thời, trong quá trình trước tiêm mẹ bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện tiêm phòng tại thời điểm tuần thứ 20 của thai kì trở đi. Nếu ốm sốt nên thông báo trước với nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn.

Trong trường hợp mẹ bị ốm chưa khỏi và đã qua thời gian “vàng” để tiêm uốn ván trong thai kì, mẹ hãy đến cơ sở tiêm chủng để bác sĩ kiểm tra và tư vấn về lịch tiêm phù hợp nhất.

Bầu bị cảm cúm có tiêm uốn ván được không đã được bài viết giải đáp chi tiết bên trên. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Nếu mẹ bầu còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital