Mắt viễn thị là vấn đề về thị giác thường gặp ở mọi lứa tuổi, khiến thị lực bị suy giảm và tiềm ẩn nhiều nguy hại nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Mắt viễn thị là gì?
Viễn thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các đồ vật ở gần mà chỉ có thể nhìn thấy đồ vật ở xa, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, học tập và làm việc của mọi người. Trong nhiều trường hợp, viễn thị chỉ có thể nhìn được đồ vật ở rất xa và có thể di truyền nếu trong gia đình có người thân mắc tình trạng này.
Theo khoa học, viễn thị còn được gọi là Hypermetropia, Farsightedness. Tình trạng này xảy ra khi các tia sáng song song không hội tụ tại võng mạc mà hội tụ ở phía sau võng mạc. Viễn thị ảnh hưởng tới khả năng tập trung của mắt và đó cũng là nguyên nhân vì sao hình ảnh thu về thường ở phía xa.
Viễn thị được phân chia thành các loại cơ bản như sau:
– Viễn thị nhẹ: <2 Diop
– Viễn thị trung bình: 3 đến 5 Diop
– Viễn thị nặng: >5 Diop
Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc viễn thị trung bình với thị lực >2 Diop. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, trục nhãn cầu của trẻ sẽ dài ra, mắt cũng phát triển với kích thước bình thường và có thể khắc phục được tình trạng này. Hay nói cách khác, viễn thị là một giai đoạn phát triển của mắt trước khi thành chính thị.
2. Triệu chứng của bệnh
Tình trạng phổ biến nhất mà những người mắc viễn thị thường gặp phải đó chính là nhìn không rõ những vật ở gần, chỉ nhìn thấy các vật ở xa kèm cảm giác:
– Đau mỏi vùng mắt
– Chóng mặt
– Mờ mắt
– Đau đầu
– Lác mắt
– Nặng ở trán
– Cau mày…
Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám với bác sĩ có chuyên môn, xác định đúng bệnh và khắc phục kịp thời.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Viễn thị xảy ra do hình ảnh thu được hiển thị sau võng mạc chứ không phải là ngay trên võng mạc như mắt bình thường. Mắt viễn thị do:
– Trục của mắt quá ngắn
– Giác mạc không đủ cong
– Nhân mắt nằm xa đáy mắt
– Ảnh hưởng của một số bệnh lý nhãn khoa như: Bệnh võng mạc, khối u ở mắt…
Tật viễn thị ảnh hưởng tới sức khỏe thị lực cũng như sinh hoạt, học tập của mọi người nên cần được thăm khám và khắc phục bằng các biện pháp khoa học càng sớm càng tốt, nhằm bảo vệ sức khỏe thị lực tốt hơn.
4. Nguyên tắc điều trị viễn thị
4.1. Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chuyên sâu để xác định tầm nhìn, mức độ mắt viễn thị của từng người. Một số thủ tục thường được áp dụng để kiểm tra thị lực được thực hiện tại các nhãn khoa hiện nay như:
– Nhỏ mắt để làm giãn kích thước đồng tử, giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá võng mạc.
– Máy đo độ cận để bác sĩ đo và đánh giá tật khúc xạ ở mắt.
– Kính hiển thị võng mạc chiếu ánh sáng đặc biệt vào mặt, kiểm tra hình ảnh phản chiếu trong võng mạc để xác định bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng thực hiện đối với trẻ nhỏ.
4.2. Điều trị bệnh
– Viễn thị ở trẻ em: Không cần điều trị vì mắt sẽ phát triển và cải thiện tình trạng này theo thời gian cho đến khi trẻ trưởng thành. Nếu viễn thị ảnh hưởng lớn tới khả năng nhìn cũng như học tập của các bé, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định đeo kính để cải thiện thị lực.
– Viễn thị ở người lớn: Cách đơn giản nhất là đeo kính, kính áp tròng hoặc phẫu thuật điều trị viễn thị. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật bằng tia laser để khắc phục sự bất thường của giác mạc, điều chỉnh hình ảnh thu về mắt ở đúng trên võng mạc.
Phương pháp điều trị tình trạng viễn thị cần được chỉ định của bác sĩ có chuyên môn sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng. Phẫu thuật có thể tiềm ẩn rủi ro nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn cao trước khi quyết định thực hiện.
5. Phòng ngừa mắt viễn thị
Không có biện pháp nào ngăn chặn tật viễn thị, nhưng mọi người có thể xây dựng chế độ chăm sóc mắt khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này. Mọi người cần:
– Khám mắt định kỳ với bác sĩ nhãn khoa để kiểm soát tình trạng của mắt, khắc phục bệnh lý hay các tật khúc xạ từ sớm.
– Điều trị các bệnh lý nhãn khoa và một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp…
– Đeo kính bảo vệ mắt, kính chống ánh sáng xanh khi làm việc trên các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
– Để mắt nghỉ ngơi sau khoảng 45 phút làm việc, massage mắt thường xuyên để tăng khả năng lưu thông của mạch máu vùng mắt.
– Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin A, C, E, Omega… để cải thiện sức khỏe đôi mắt.
Mắt viễn thị nếu được thăm khám và khắc phục từ sớm sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng và suy giảm thị lực nghiêm trọng. Do vậy, mọi người cần tuân thủ chỉ định của các chuyên khoa nhãn khoa trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt và khám mắt thường xuyên.