Mắt kém sau khi sinh: nguyên nhân và cách chữa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Mắt kém sau khi sinh xảy ra do sự thay đổi hormone của phụ nữ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên tình trạng này thường sẽ hồi phục sau khi sinh khoảng vài tuần. Nếu việc suy giảm thị lực này mãi không hết, bạn nên sớm đi khám mắt tại bệnh viện uy tín. Cùng tìm hiểu với Thu Cúc TCI về tình trạng mắt kém này do đâu và cách chữa như nào nhé.

1. Những triệu chứng mắt kém sau khi sinh

Sau khi sinh, cơ thể của các mẹ có rất nhiều sự thay đổi trong đó có việc suy giảm thị lực. Mắt kém đi so với trước do giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, nội tiết tố thay đổi… Ngoài ra, phụ nữ còn phải đối mặt với nguy cơ bị rụng tóc, da dẻ sạm, nhăn nheo, rạn da, thừa cân, tâm lý thất thường,…

Bệnh mắt kém sau khi mẹ sinh bé là gì?

Mẹ bị tình trạng mắt mờ đi sau khi sinh (hình minh họa)

Vậy mắt kém sau sinh sẽ có triệu chứng gì để bạn nhận biết? Cụ thể như sau:

– Mắt của chị em sau sinh rất dễ bị kích thích.

– Thỉnh thoảng có cảm giác đau, hơi nhói ở mắt.

– Đôi khi không muốn nhìn, ngại phải nhìn, thường xuyên nheo mắt.

– Khi nhìn rất khó để tập trung mà hay bị phân tâm.

– Mắt hay bị khô, chảy nhiều nước mắt mà không lý do.

– Mắt các mẹ sau sinh nhạy cảm hơn trước ánh sáng ngoài trời, nhìn thấy mờ mờ.

Đa số các trường hợp bị mắt kém sau khi sinh không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng trực tiếp gây khó chịu, phiền toái, tập trung bị kém đi so với trước đó.

2. Nguyên nhân gây mắt kém cho phụ sinh sau sinh

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị mờ mắt hơn sau sinh. Nhưng nguyên nhân chính đến từ việc rối loạn nội tiết tố. Khi thấy tình trạng mắt kém không cải thiện sau vài tuần, các anh chồng nên đưa vợ tới bệnh viện chuyên khoa khám và chữa trị sớm nha. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây mắt kém như là:

2.1. Do bị giữ nước bên trong mắt

Phụ nữ sau sinh nở thường hay bị giữ nước trong mắt. Khi ấy, giác mạc gặp khó khăn trong việc duy trì hình dạng ban đầu. Vì vậy, mắt các mẹ sẽ dễ bị mờ, điều tiết mắt kém và rất khó quan sát mọi vật.

2.2. Do mẹ bị tiền sản giật khi mang thai

Nguyên nhân nữa đến từ mẹ bị tiền sản giật trong thai kỳ. Khi bị bệnh lý trên, mắt phụ nữ sau sinh nhảy cảm hơn và thị lực suy giảm dần. Nếu gặp tình trạng trên mãi không hết, mẹ cần đi khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để mắt nhìn rõ hơn.

2.3. Do mẹ đã bị đái tháo đường trong và sau mang thai

Rất nhiều các mẹ mang bầu bị tiểu đường thai kỳ. Khi ấy, tỷ lệ đường trong máu cũng có thể dao động sau khi mang thai. Ở võng mạc nơi các mạch máu nhỏ liên kết rất dễ bị phá hủy hay nên mẹ bị mờ mắt. Nguy cơ của người mắc đái tháo đường suy giảm thị lực cao hơn nhiều.

Mẹ bị đái tháo đường khi mang thai

Mẹ bị đái tháo đường khi mang thai dẫn đến mắt kém sau khi sinh (minh họa)

2.4. Mẹ mới sinh bị tăng huyết áp

Phụ nữ sau sinh bé sẽ rất dễ bị căng thẳng. việc căng thẳng quá mức có thể gây tình trạng tăng huyết áp. Nếu mẹ gặp tình trạng này, thì thị giác sẽ có những thay đổi bất thường. Tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra thị giác và có phương án điều trị kịp thời.

2.5. Mẹ bị u tuyến yên

U tuyến yên là tình trạng khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra ở phụ nữ mới sinh. Khối u bất kỳ khi phát triển trong tuyến yên đều có thể chèn vào các dây thần kinh thị giác. Ngoài ra, các khối u cũng có thể chèn ép hoặc phá hủy các mô tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Điều này làm suy giảm sản xuất hoặc vài tiết hormone. Vậy nên làm thị lực của mẹ dễ dàng giảm sút.

3. Cách chữa mắt kém sau sinh như thế nào?

Sau 6 tháng sinh bé, các vấn đề thị lực như mờ mắt sẽ hết. Nếu mắt vẫn không cải thiện, bạn hãy đi khám bác sĩ và tham khảo thêm vài cách dưới đây:

– Phương pháp chữa các dấu hiệu khô mắt:

Mẹ có thể tham khảo dùng dung dịch nước muối loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Nếu khô và mờ mắt vẫn diễn ra trong thời gian quá dài cần liên hệ bác sĩ để khám và điều trị sớm.

– Phương pháp chữa nhanh dấu hiệu mờ mắt:

Đi khám với bác sĩ nhãn khoa khi mờ mắt kéo dài sau sinh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý. Cần thiết bạn có thể phải phẫu thuật laser hoặc mang kính gọng, kính áp tròng nếu cần.

– Phương pháp cải thiện dấu hiệu tiền sản giật:

Có thể điều trị hiệu quả tiền sản giật bằng các loại thuốc theo chỉ định bác sĩ. Cụ thể như corticosteroid hoặc một số thuốc chống co giật. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa được kê đơn bởi bác sĩ.

– Phương pháp cải thiện tiểu đường thai kỳ:

Mẹ nên tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn nhiều rau giảm thịt lành mạnh. Đương nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và lộ trình điều trị kịp thời.

4. Cách phòng ngừa mắt kém sau sinh con

Ở người bình thường, khoảng 1 tuần sau sinh thị lực của mẹ đã khôi phục hoàn toàn. Những tổn thương võng mạc dễ xảy ra nếu mẹ đẻ thường và cố gắng hết sức trong quá trình đẻ. Ngoài ra còn có mẹ bị xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm dẫn tới giảm thị lực tạm thời. Dù vậy, mẹ cũng chỉ mất vài tuần để tình trạng trên thuyên giảm.

Nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt

Khách hàng đến khám mắt tại Thu Cúc TCI (hình minh họa)

Trường hợp xấu hơn, mắt không cải thiện, vẫn nhìn mờ thì mẹ nên đi khám chuyên khoa mắt để xem đang bị vấn đề gì. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị mắt mờ phù hợp với mỗi người.

Vậy các cách phòng ngừa mắt kém sau khi sinh cho mẹ là:

– Tuyệt đối không để mắt làm việc căng thẳng. Thay vào đó, mẹ nên cho mắt nghỉ ngơi sau 45 phút hoạt động liên tục. Nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn đi chỗ khác. Mẹ cũng nên đứng dậy đi ra bên ngoài nơi có nhiều ánh sáng để thư giãn mắt.

– Nếu mẹ đọc sách hoặc làm việc hãy chọn ở nơi đầy đủ ánh sáng.

– Làm sạch mắt bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Tránh làm khô mắt của mẹ bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt.

– Bổ sung các loại vitamin và omega 3,6,9 qua chế độ ăn uống giúp mắt hoạt động tốt hơn.

Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách chữa bệnh mắt kém sau khi sinh hữu ích với các mẹ. Nếu có câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital