Mắt bị lẹo làm sao để nhanh khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Mắt bị lẹo là tình trạng về mắt có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh thường không quá nguy hiểm và phần lớn có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, lẹo cũng có thể kéo dài và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vậy khi bị lẹo mắt cần làm gì để nhanh khỏi? Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy bỏ túi ngay những kiến thức dưới đây nhé!

1. Mắt bị lẹo là gì?

Lẹo mắt là hội chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo khiến mi mắt trở nên sưng đỏ, đau và nhạy cảm hơn. Mắt khó chịu mỗi khi nháy mắt, cảm giác cộm giống như có sạn trong mắt. Tại chỗ sưng có nổi lên khối mủ đỏ giống như mụn nhọt.

Thông thường, lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp sau khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, lẹo vẫn có thể xuất hiện lại ở vị trí khác trên mắt. Đặc điểm chung của bệnh lý là rất dễ tái phát và có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt.

mắt bị lẹo

Mắt bị lẹo là hội chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi

Phân loại lẹo mắt:

– Lẹo trong: Lẹo nằm ở trong mi mắt do nhiễm trùng tuyến nhầy ở mi mắt. Khi lật mi mắt lên mới có thể nhìn thấy được lẹo.
– Lẹo ngoài: Là một nốt đỏ nổi lên và gây đau ở bờ mi, xảy ra do nhiễm trùng nang lông mi. Lẹo ngoài thường có độ rắn và kích thước giống như hạt đậu.
– Đa lẹo: Xuất hiện cùng lúc nhiều đầu lẹo ở trên một mi hoặc cả hai mi, thậm chí là ở cả hai mắt.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây lẹo có thể kể đến như:
– Tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất, môi trường bị ô nhiễm
– Có thói quen thường xuyên đưa tay lên dụi mắt
– Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm hoặc không tẩy trang kỹ
– Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo hoặc đã hết hạn sử dụng
– Dùng tay chưa được vệ sinh một cách sạch sẽ để thay kính áp tròng
– Từng có tiền sử viêm mí mắt hoặc người bị viêm mí mắt mãn tính
– …..

2. Làm gì khi bị lẹo mắt?

Mắt bị lẹo thường sẽ xẹp và tự hết sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khi mủ lẹo vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức cũng theo đó giảm dần. Để đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh, người bị lẹo mắt có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.

2.1 Chườm ấm

Ở giai đoạn sớm của lẹo, người bệnh có thể thực hiện chườm ấm để giảm đau và giải phóng các tuyến sụn mi bị tắc nghẽn. Chỉ cần lấy khăn mềm, sạch và ngâm trong nước ấm. Sau đó đắp lên vị trí mắt lẹo trong khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày.

Nhiệt độ từ khăn sẽ giúp làm sạch các chất tiết vàng bám tại mi mắt. Giúp làm sạch, giảm viêm và giảm đau một cách đáng kể.

mắt bị lẹo

Chườm ấm giúp giảm đau và giải phóng các tuyến sụn mi bị tắc nghẽn

2.2 Vệ sinh mắt

Việc vệ sinh mắt bị lẹo là vô cùng cần thiết để tránh tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và đúng cách nếu không muốn mắt bị tổn thương.

Hãy rửa và làm sạch mắt hàng ngày với nước muối sinh lý (loại sử dụng cho mắt). Đồng thời tuyệt đối không dùng tay gãi hay chà xát lên vị trí bị lẹo. Bởi, mắt là một bộ phận rất nhạy cảm, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.

2.3 Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm viêm, giảm đau cho mắt. Thuốc có thể là dạng nhỏ hoặc dạng uống, tùy theo từng trường hợp lẹo. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên quá lạm dụng thuốc để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

2.4 Đeo kính bảo vệ

Trong thời gian bị lẹo, người bệnh nên đeo kính bảo vệ để ngăn không cho vi khuẩn từ môi trường tiếp xúc với mắt. Đặc biệt là những khi cần ra ngoài hoặc đi đến những nơi công cộng.

2.5 Thăm khám bác sĩ

Sau khoảng 1 tuần nếu thấy tình trạng mắt không có dấu hiệu tiến triển, lẹo kéo dài không khỏi thì người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay. Rất có thể nguyên nhân gây ra lẹo là do những yếu tố phức tạp hơn và cần có sự can thiệp từ bác sĩ.

Trong một số trường hợp, nếu lẹo tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ tư vấn chích lẹo cho người bệnh. Tuy nhiên, công đoạn này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và tại những cơ sở y tế uy tín. Nơi có hệ thống thiết bị y tế đảm bảo, sạch sẽ để quá trình chích lẹo không gây ra nhiễm trùng.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng tay nặn lẹo khi ở nhà nếu không muốn tình trạng lẹo trở nên nặng hơn.

mắt bị lẹo

Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng tay nặn lẹo khi ở nhà

3. Cách phòng tránh lẹo mắt

Dù không quá nguy hiểm nhưng lẹo mắt sẽ gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Để ngăn ngừa lẹo xảy ra, người bệnh nên chú ý thực hiện theo các biện pháp sau:

– Hạn chế dùng tay đưa lên dụi hoặc chà mắt. Bởi vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng mắt.
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cùng với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đặc biệt là trước khi chạm tay vào mắt hoặc khi trang điểm ở vùng mắt.
– Tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm hay vật dụng cá nhân với người khác. Nhất là những người đang bị lẹo hoặc đã có tiền sử bị lẹo mắt.
– Nếu có thói quen trang điểm, hãy sử dụng những loại mỹ phẩm uy tín và đảm bảo chất lượng. Giữ cọ trang điểm luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm để quá lâu hoặc hết hạn sử dụng.
– Khi ra ngoài hoặc đi đến những nơi có nhiều bụi bẩn, hãy bảo vệ mắt bằng cách đeo kính. Hạn chế để mắt tiếp xúc với khói bụi và các hóa chất độc hại.
– Ngoài ra, khi có tình trạng viêm nhiễm hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, hãy đi khám mắt ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh lẹo mắt mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã biết cách xử lý và chăm sóc khi mắt bị lẹo. Để được giải đáp những vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi sớm và nhận tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital