Mang thai sau sinh mổ 10 tháng có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khoảng cách an toàn giữa 2 lần sinh mổ tối thiểu là 27 tháng, tuy nhiên có những trường hợp vì “nhỡ” mà mang thai sau sinh mổ 10 tháng. Vậy trường hợp mang thai sớm sau sinh mổ này có nguy hiểm không, cần lưu ý gì? Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin.

1. Mang thai sau sinh mổ 10 tháng có nguy hiểm không?

Mang thai là quá trình kéo dài suốt hơn 9 tháng. Cùng với sự trưởng thành của thai nhi là sự tăng lên về thể thể tích của tử cung tương xứng, khi đó lớp cơ tử cung sẽ giãn ra để đảm bảo đủ không gian cho bé. Nhưng tác động của ca phẫu thuật bắt thai lần trước làm giảm khả năng đàn hồi của thành tử cung, do đó việc mang thai sau sinh mổ 10 tháng khi vết mổ chưa phục hồi hẳn dẫn đến các vấn đề như:

Mang thai sau sinh mổ 10 tháng làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung.

Mang thai sau sinh mổ 10 tháng làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung.

– Nguy cơ nứt vỡ tử cung tại vị trí vết mổ

– Nhau thai cài răng lược, nhau tiền đạo, nhau bong non… là các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi sinh mổ gần nhau, cần được xử trí sớm

– Mang thai sau sinh mổ 10 tháng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ, có khả năng tổn thương tới các cơ quan khác trong ổ bụng, mẹ mất nhiều máu, đau nhiều hơn và thời gian bình phục lâu hơn.

– Em bé sinh ra do mang thai sau sinh mổ 10 tháng có nguy cơ nhẹ cân, vàng da, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, hô hấp nhiều hơn so với bình thường.

– Mang thai sau sinh mổ 10 tháng ảnh hưởng tới vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ cho cả em bé trước và sau.

– Không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe, mang thai sau sinh mổ 10 tháng có thể là gánh nặng về kinh tế và áp lực về thời gian cho gia đình, nhất là những cặp vợ chồng trẻ sống xa gia đình.

>> Tìm hiểu: Cách tránh thai sau sinh an toàn.

2. Mang thai sau sinh mổ 10 tháng cần lưu ý gì?

Mang thai sau sinh mổ 10 tháng cần sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý và tài chính.

Mang thai sau sinh mổ 10 tháng cần sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý và tài chính.

Ngay sau khi biết mang thai sau sinh mổ 10 tháng cần đến cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe và vết thương sinh mổ lần trước của mẹ, nguy cơ rủi ro gặp phải trong thai kì, từ đó gia đình sẽ sự chuẩn bị cần thiết. Nếu khả năng mang thai sau sinh mổ 10 tháng là trong giới hạn cho phép hãy theo dõi sát sao thai kì, một số lưu ý dưới đây sẽ giúp hạn chế biến cố xấu có thể gặp phải trong lần mang thai và sinh mổ này:

– Mang thai sau sinh mổ 10 tháng cần sự chuẩn bị của gia đình cả về tâm lý, tài chính và nhân lực, nhờ sự giúp đỡ của người thân trong trường hợp cần thiết

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn đa dạng, một số vi chất còn thiếu có thể sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung thêm sau các xét nghiệm cần thiết.

– Kiểm soát cân nặng để không làm tăng nguy cơ nứt vỡ tử cung do thai nhi quá lớn.

– Làm việc vừa phải, tránh mang vác vật nặng ảnh gây ảnh hưởng tới vết mổ cũ, hãy ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái.

– Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kì như đau lưng, mất ngủ, chuột rút…

– Mang thai sau sinh mổ 10 tháng có thể sẽ cần phải khám thai và xét nghiệm nhiều hơn. Hãy trao đổi thường xuyên với bác sĩ và tuân thủ lịch đã định.

– Mang thai sau sinh mổ 10 tháng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro hơn so với bình thường, do đó khi có bất cứ vấn đề bất thường nào cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra.

– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín đảm bảo bác sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để với các chương trình thai sản trọn gói để đảm bảo nắm rõ tình hình và có sự chăm sóc toàn diện suốt thai kì.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho lần mang thai sau sinh mổ 10 tháng.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho lần mang thai sau sinh mổ 10 tháng.

Bài viết về mang thai sau sinh mổ 10 tháng hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Tin liên quan

  • Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai
  • Đau bụng lâm râm tháng thứ 8 thai kỳ có sao không
  • Thụ thai khi chồng đang uống kháng sinh có sao không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital