Mang thai nhuộm tóc được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chị em phụ nữ luôn có nhu cầu làm đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng khi mang bầu, các mẹ sẽ đặt ưu tiên sức khỏe của bé yêu lên trên hết. Nhiều mẹ băn khoăn mang thai nhuộm tóc được không và lo lắng không biết thuốc nhuộm có tác động gì đến thai nhi.

1. Mang thai nhuộm tóc có an toàn không?

Thông thường thì nhuộm tóc là một hoạt động an toàn nhưng khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ giảm xuống.

Theo nghiên cứu, một lượng màu nhuộm không đá kể sẽ hấp thụ qua lỗ chân lông trên da đầu và đi vào cơ thể.

Cơ thể mẹ có khả năng chống lại những chất độc hại. Tuy nhiên, mẹ có nguy cơ hít phải những chất ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Một số màu nhuộm bền màu sử dụng amoniac làm tác nhân chính. Đây là một chất rất độc.

Ngoài ra, amoniac rất dễ bay hơi và mẹ có nguy cơ hít phải nó.

Mang thai nhuộm tóc được không

Mang thai là thời điểm nhạy cảm đối với các mẹ khi muốn làm đẹp.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu sử dụng thuốc nhuộm tạm thời an toàn hơn so với thuốc nhuộm bền màu. Khi quyết định nhuộm tóc khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:

Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm là một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro.

Đọc kỹ công thức trên bao bì là thao tác quan trọng. Mẹ bầu cần tránh những thành phần gây hại cho phụ nữ mang thai.

Một nghiên cứu từng chỉ ra mối liên hệ giữa thuốc nhuộm tóc gốc than đá và tác hại tác hại với cơ thể. Chúng gây ung thư và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng than đá trong thuốc nhuộm tóc ngày nay đã bị hạn chế, các nhà sản xuất đã thay thế bằng những lựa chọn khác an toàn hơn.

2. Các phương pháp nhuộm tóc thay thế

Nếu mẹ bầu vẫn muốn nhuộm tóc thì có thể xem xét một số phương pháp thay thế. Chúng cũng rất hiệu quả và không để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Hoặc mẹ có thể xem xét nhuộm tóc vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ.

2.1. Chờ đến tam cá nguyệt thứ hai

Nếu mẹ thực sự thích nhuộm tóc thì thời điểm lý tưởng để thực hiện là tam cá nguyệt thứ hai. 3 tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng, thai nhi trong bụng mẹ đang phát triển nhanh chóng. Bào thai hình thành các cơ quan chính, cơ bắp, nang lông đều phát triển lúc này. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào về việc chất hóa học trong thuốc nhuộm tóc xâm nhập vào cơ thể nhưng các tác dụng phụ thì có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ. Để ngăn ngừa những biến chứng, rủi ro thì mẹ bầu cần tránh nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Vẫn có những biện pháp nhuộm tóc thay thế thuốc nhuộm hóa học và an toàn cho mẹ bầu.

Vẫn có những biện pháp nhuộm tóc thay thế thuốc nhuộm hóa học và an toàn cho mẹ bầu.

2.2. Sử dụng thuốc nhuộm thực vật

Thuốc nhuộm tóc thực vật là cách an toàn nhất để giúp mẹ vừa thỏa mãn nhu cầu làm đẹp, vừa an toàn cho bé. Loại thuốc này không chứa các hóa chất mạnh gây hỏng tóc và gây biến chứng sức khỏe. Không giống như màu nhuộm hóa học, thuốc nhuộm thực vật sẽ không khiến mẹ thấy buồn nôn hay bị ốm.

2.3. Sử dụng cây lá móng (henna)

Có một cách nhuộm tóc hoàn toàn tự nhiên là sử dụng cây lá móng. Cách này không chứa bất cứ hóa chất có khả năng gây ung thư hay chất độc hại nào.

Mẹ có thể ngâm lá móng trong nước, để qua đêm, sau đó xay nhuyễn hỗn hợp này rồi xoa đều lên tóc. Để đạt kết quả nhuộm tốt nhất, mẹ có thể bỏ thêm bã trà hoặc thêm trứng sống vào trong hỗn hợp.

Những màu nhuộm rực rỡ thường độc hại hơn màu nhẹ nhàng.

Những màu nhuộm rực rỡ thường độc hại hơn màu nhẹ nhàng.

2.4. Nhuộm màu nhẹ nhàng

Nếu mẹ bầu muốn nhuộm tóc mà không gây hại nhiều cho thai nhi thì hãy sử dụng những màu không có amoniac. Các màu nhuộm tạm thời sẽ an toàn hơn cho tóc mẹ bởi chúng không chứa hóa chất độc hại hay có khả năng gây ung thư.

3. Lưu ý khi nhuộm tóc lúc mang bầu

Dưới đây làm một vài lưu ý trong khi nhuộm tóc lúc mang bầu:

Mặc dù nghiên cứu khoa học không xác nhận sự hiện diện của các chất độc hại có trong những thương hiệu nhuộm tóc phổ biến nhưng mẹ bầu vẫn nên hạn chế sử dụng chúng.

Đọc hướng dẫn cẩn thận trước khi sử dụng

Chỉ sử dụng những màu nhuộm chất lượng tốt, không dùng các loại thuốc nhuộm quá rẻ.

Điều quan trọng là mẹ phải đeo găng tay nếu tự nhuộm.

Khi nhuộm tránh để tóc dính vào da đầu, như vậy thì màu sẽ không ngấm qua da để đi vào máu.

Không bôi thuốc nhuộm lên lông mi hoặc lông mày bởi nó có thể gây nhiễm trùng, sưng tấy.

Bôi thuốc nhuộm tránh da đầu để không độc hại.

Bôi thuốc nhuộm tránh da đầu để không độc hại.

Không để thuốc nhuộm trên tóc quá lâu, ngồi nhuộm ở khu vực thông thoáng.

Gội sạch da đầu để tránh màu xâm nhập qua da vào cơ thể.

Không bao giờ uống hoặc ăn bất cứ đồ gì lúc nhuộm tóc để tránh nguy cơ thuốc nhuộm đi vào cơ thể.

Thông thường thì chất tóc mẹ bầu sẽ thay đổi trong thai kỳ, chúng có thể hấp thụ màu ít hơn, do đó mẹ có thể phải nhuộm lại thường xuyên.

Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi nhuộm tóc.Bà bầu nổi mẩn ngứa

Việc nhuộm tóc thường xuyên trong thai kỳ có thể gây hại, nhưng chỉ thi thoảng nhuộm và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì việc này sẽ an toàn. Mẹ hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ, lựa chọn các biện pháp nhuộm màu từ thiên nhiên để vừa đẹp, vừa không hại cho bé nhé.thai sản trọn gói

Xem thêm

>> Cách chọn mua áo ngực cho bà bầu

> Mang thai có được dùng mỹ phẩm không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital