Mang thai có được uống trà sữa?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Dinh dưỡng cho bà bầu luôn được chú trọng  vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng của thai nhi. Trà sữa là một thức uống ưa thích của khá nhiều chị em, tuy nhiên mang thai có được uống trà sữa?

1. Các thành phần của trà sữa

Các loại trà sữa hiện nay đa phần là kem béo pha với bột trà cũng các chất phụ gia khác như: hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu…

Trong đó, kem béo không phải bột sữa hay là sản phẩm từ sữa, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng có ích đều khá thấp. Về phần sữa trong “trà sữa” nếu so với sữa thật thì thiếu canxi, các loại  vitamin B và vitamin A, D; hàm lượng protein cũng rất thấp.  Không những thế mà trong trà sữa còn chứa lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn. Đây đều là những thành phần này không tốt cho sức khỏe.

Còn với trân châu đen thì thành phần chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Trong đó, đường cô đặc là chất phụ gia thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As).

Các thành phần của trà sữa không tốt cho mẹ bầu

2. Mang thai có được uống trà sữa?

Vậy mang thai có được uống trà sữa? Đúng là mẹ không nên uống trà sữa vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Uống nhiều trà sữa khi mang thai có thể dẫn tới một số hệ quả sau:

2.1. Gây béo phì

Vì trà sữa có thành phần chủ yếu làm từ kem béo pha lẫn “bột trà” cùng với các chất phụ gia, đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn. Những thành phần này lại rất dễ gây tăng cân, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2.2. Gây thiếu sắt

Để cơ thể hấp thụ tốt chất sắt thì phải có một môi  trường axit ổn định. Thế nhưng trong trà sữa có chất kiềm sẽ làm trung hòa axit ở dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Nên nếu uống trà sữa thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, tim đập nhanh

2.3. Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Một ly trà sữa có thể tương đương 490 calo khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu chớ bỏ qua

Uống quá nhiều trà sữa mẹ phải đối diện với nguy cơ tiểu đường thai kỳ

3. Một số loại trà thảo mộc bà bầu có thể dùng được

Thay vì trà sữa không tốt cho sức khỏe thì mẹ có thể tham khảo một số loại trà thảo mộc rất có lợi như :

Trà bạc hà: Giúp mẹ kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi và khá dễ uống.

Trà tinh dầu chanh: Trà có tác dụng ích thích hệ thần kinh, giúpthư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả.

Trà gừng: Uống với số lượng nhỏ trà gừng vào buổi sáng có thể giúp mẹ giảm buồn nôn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên uống nhiều vì hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu

Trà hoa cúc: Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù.

Một số loại trà thảo mộc tốt cho mẹ bầu

4. Những lưu ý khi dùng trà thảo mộc

Những loại trà trên rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau để uống cho đúng cách

Nếu chưa nghe tên hay chưa từng uống loại trà nào trước đó thì cần xem kỹ các thành phần trước khi sử dụng.

Nhiều người có thói quen thêm một lát chach hay trái cây khác vào tách trà cho dễ uống. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây và trà có thể đi cùng với nhau. Có những trường hợp, các thành phần kỵ nhau tạo thành độc tố. Vì thế, mẹ phải tìm hiểu trước khi áp dụng nhé.

Một số trà thảo mộc nên tránh như: mùi tây, cần tây, cây xô thơm…vì có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa.

Xem kỹ các thành phần trước khi uống bất cứ loại trà nào

Mang thai có được uống trà sữa? Như vậy, mẹ bầu không nên uống trà sữa vì sẽ không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng một số loại trà thảo mộc tốt cho mẹ và bé ở trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Tin liên quan

  • Mang thai 3 tháng đầu có nên đi bơi
  • Mang thai 3 tháng đầu có được tự sướng
  • Khám thai nhiều có tốt không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital