Mách mẹ cách điều trị hiệu quả viêm cổ tử cung sau sinh 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt với viêm cổ tử cung sau sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này, nhất là cách điều trị hiệu quả.

Hiện nay, rất nhiều bà mẹ bỉm sữa phải đối mặt với viêm cổ tử cung sau sinh.

Hiện nay, rất nhiều bà mẹ bỉm sữa phải đối mặt với viêm cổ tử cung sau sinh

1. Nguyên nhân nào dẫn đến mẹ hay bị viêm cổ tử cung khi sinh xong?

Sau khi sinh được cho là thời điểm nhạy cảm nhất do cơ thể lúc này chưa hoàn toàn phục hồi hẳn. Do đó đây là điều kiện cho nhiều căn bệnh phát triển trong đó có viêm cổ tử cung.

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này ở những bà mẹ khi sinh con xong: 

– Thứ nhất là người mẹ phải đối mặt với sự tổn thương nặng nề cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở. Đặc biệt với mẹ sinh thường, tầng sinh môn bị tác động chưa thể phục hồi ngay được. Đây cũng là thời điểm vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây viêm nhiễm hoặc tạo nên hiện tượng tử cung nứt. 

– Thứ hai, sức đề kháng của các mẹ sau sinh xong giảm rất nhiều so với trước khi mang bầu. Cơ thể không tiết ra lợi khuẩn để chống lại vi khuẩn gây bệnh, tăng nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung. 

– Thứ ba, việc quan hệ tình dục quá sớm sau sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung. Thời điểm vài ngày đầu sau sinh con, cổ tử cung vẫn mở kết hợp vết thương tầng sinh môn chưa lành rất dễ gây viêm tái tạo tử cung. Bác sĩ sản khoa khuyên rằng các mẹ nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất sau 6 tuần để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm vi khuẩn. 

– Thứ tư, chị em không chú trọng giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục nhất là trong ngày có kinh hoặc sau khi quan hệ. Việc này sẽ thúc đẩy quá trình sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong cơ quan sinh sản của mẹ, bởi đây là thời gian âm đạo trong tình trạng mở lớn, vi khuẩn dễ tấn công nhất. Ngoài ra một số trường hợp chị em có thói quen thụt rửa mạnh hoặc dùng dung dịch có nồng độ pH quá mức cho phép cũng là tác nhân gây viêm cổ tử cung. 

– Thứ năm, sau khi sinh phụ nữ thường bị tiết dịch ở âm đạo nhiều hơn bình thường, vùng kín luôn bị ẩm ướt, là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. 

Như vậy, trong quá trình thai nghén và sinh nở, cổ tử cung phải chịu nhiều biến đổi nhất định gây nên tình trạng viêm nhiễm phổ biến ở nữ giới.

2. Dấu hiệu của mẹ bị viêm cổ tử cung

Khi bị viêm cổ tử cung, mẹ sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào mức độ của bệnh. Cụ thể: 

– Khí hư bất thường: chảy ra nhiều, có màu xanh hoặc vàng nhạt, có mùi hôi gây khó chịu. Thậm chí, một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể lẫn máu, mủ. 

– Rong kinh trong thời gian rất dài. 

Rong kinh là một trong những dấu hiệu viêm cổ tử cung

Rong kinh gây mất máu và khiến chị em rơi vào tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống

– Có cảm giác ngứa ở âm đạo, đau tức và chảy máu khi quan hệ tình dục. 

– Thường xuyên có cơn đau ở vùng bụng dưới, thắt lưng đặc biệt là sáng ngủ dậy. 

– Rối loạn tiểu tiện: đi tiểu nhiều lần trong một ngày, đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu,… do vết loét ở cổ tử cung sẽ kích thích tới bàng quang. Các chị em nên lưu ý dấu hiệu này vì hay nhầm với bệnh viêm đường tiết niệu. 

Các bà mẹ sau sinh cần chú ý tới cơ thể, xuất hiện những biến đổi bất thường liên quan đến các cơ quan sinh sản thì phải trực tiếp đi thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

3. Cách điều trị viêm cổ tử cung cho mẹ sau sinh

3.1 Phương pháp nội khoa điều trị viêm cổ tử cung sau sinh 

Phương pháp nội khoa được biết đến là sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên khi mới sinh xong việc uống thuốc ở các bà mẹ không được khuyến khích mà thay vào đó là sử dụng thuốc bôi hoặc viên đặt nhằm tiêu diệt vi khuẩn ra khỏi cơ thể. 

Theo đó, viên đặt đang được ưa chuộng sử dụng khá nhiều để điều trị viêm cổ tử cung. Sau đây là hướng dẫn cách đặt thuốc viêm cổ tử cung dành cho các chị em:

– Việc đặt thuốc diễn ra khoảng 30 ngày, chia 3 đợt, mỗi đợt cách nhau từ 2-3 ngày. 

– Bác sĩ khuyến cáo nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi mẹ đi ngủ. 

– Trước khi đặt thuốc cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có thể bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh. 

– Thuốc cần phải làm mềm bằng cách nhúng vào nước ấm. 

– Có thể sử dụng gel bôi trơn để việc đặt thuốc dễ dàng hơn. 

Với phương pháp nội khoa này, chị em cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. 

3.2 Phương pháp ngoại khoa điều trị viêm cổ tử cung sau sinh

Phương pháp này còn có tên gọi khác là phương pháp xâm lấn, chỉ định cho trường hợp chị em bị viêm nhiễm quá nặng. 

– Áp lạnh để chữa viêm cổ tử cung: nhiệt độ cực lạnh khoảng -500 độ C được sử dụng đề phá hủy các mô bất thường trong cổ tử cung. 

– Đốt điện để chữa viêm cổ tử cung: thủ thuật này còn được gọi là nhiệt trị liệu, sử dụng dòng điện để đốt các chỗ viêm loét, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 

– Điều trị bằng Dao Leep: sử dụng một quai dây điện với điện thế thấp nhằm cắt bỏ các tổn thương ở tế bào nằm trong cổ tử cung. 

– Đốt Laser: đây là phương pháp khá quen thuộc trong điều trị viêm cổ tử cung. Bác sĩ sử dụng chùm tia laser để phá hủy các tế bào tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này lại hay bị tái lại, không tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây bệnh. 

Các phương pháp điều trị xâm lấn này không quá nguy hiểm, do đó các chị em không cần lo lắng về việc ảnh hưởng tới con trong quá trình điều trị viêm cổ tử cung. 

Dao Leep là một trong phương pháp điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả

Dao Leep là một trong phương pháp điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả

4. Một số lời khuyên của bác sĩ để điều trị hiệu quả viêm cổ tử cung sau sinh

Muốn hiệu quả của việc điều trị viêm cổ tử cung tăng cao, các chị em nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây: 

– Giữ gìn vệ sinh vùng kín, luôn trong trạng thái khô, sạch sẽ, tránh ẩm ướt. 

– Sử dụng đồ lót mềm, co giãn tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi mặc

– Có chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và có lợi cho quá trình điều trị viêm cổ tử cung. Chẳng hạn các mẹ bổ sung các sản phẩm như sữa chua, rau xanh, đậu nành,… Ngoài ra, cần hạn chế đồ ăn cay nóng, chất có cồn sẽ kích thích sự viêm nhiễm và gián đoạn quá trình bình phục của cơ thể mẹ sau sinh. 

Viêm cổ tử cung là hiện tượng khá phổ biến đối với các bà mẹ sau sinh. Bệnh có khả năng lây lan những cơ quan khác như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo,… nên chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi những bất thường của cơ thể và thực hiện phương pháp điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital