“Mách” cho mẹ 1001 kinh nghiệm đẻ thường thực tế nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Để đón một thiên thần nhỏ chào đời thì việc vượt cạn bằng phương pháp sinh thường sẽ luôn luôn là điều tuyệt vời nhất. Với mong muốn giúp mẹ bầu có một cuộc vượt cạn hoàn hảo, chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ về kinh nghiệm đẻ thường sau đây sẽ giúp mẹ bước ra được nỗi sợ khi đối mặt với cơn đau chuyển dạ cũng như trang bị cho mình những kiến thức thực tế nhất.

1. Những điều tuyệt vời của việc sinh thường mang lại

Vượt cạn bằng phương pháp sinh thường không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ mà còn là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh cho bé về sau. Những điều tuyệt vời mà mẹ và bé nhận được như là:

– Khi sinh thường, cơ thể của mẹ sẽ hồi phục nhanh hơn rất nhiều vì mẹ không phải vượt qua một cuộc đại phẫu như với sinh mổ. Do sinh nở thuận theo tự nhiên cho nên các mẹ đã có thể tự mình ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng vài giờ sau khi sinh. Một vài ngày sau đó, mẹ đã có thể vận động được nhẹ nhàng và chăm sóc bé mà không cần người hỗ trợ nhiều như với sinh mổ.

– Thứ 2, do mẹ không có vết mổ nào sau khi sinh em bé cho nên có thể chủ động mang thai lần tiếp theo mà không vướng phải nỗi lo nào như là: bục vết mổ, gặp nhiều nguy cơ thể thai sản do mang thai quá gần nhau,…

– Điều thứ 3 đó chính là giúp người mẹ đảm bảo được nguồn sữa quý báu, nuôi em bé từ những giây phút đầu đời.

– Đối với em bé, trong quá trình mẹ đang trong cơn đau chuyển dạ sẽ tiết ra endorphins được xem là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Điều này sẽ giúp con thích nghi được dễ dàng hơn với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, bé còn được tống hết dịch ra khỏi phổi khi mẹ sinh thường, do đó sẽ hỗ trợ rất tốt còn hạn chế mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp sau này.

Khi sinh thường, cơ thể của mẹ sẽ hồi phục nhanh hơn rất nhiều vì mẹ không phải vượt qua một cuộc đại phẫu như với sinh mổ

Khi sinh thường, cơ thể của mẹ sẽ hồi phục nhanh hơn rất nhiều vì mẹ không phải vượt qua một cuộc đại phẫu như với sinh mổ

2. “Mách” cho mẹ 1001 kinh nghiệm đẻ thường thực tế nhất

2.1 Hướng dẫn duy trì nhịp thở đúng cách

Một trong những kinh nghiệm đẻ thường mẹ cần “nắm rõ trong lòng bàn tay” đó chính là cách điều chỉnh nhịp thở. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp mẹ nhanh chóng đưa em bé chào đời thành công trong quá trình chuyển dạ. Vậy mẹ cần duy trì nhịp thở như thế nào?

– Khi cổ tử cung mở dưới 3cm: Mẹ cần thở chậm và sâu bằng cách hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, chấm dứt bằng một hơi thở dài khi hết cơn co. Với cách thở này, khi hít vào bụng của mẹ sẽ phình lên và thở ra thì bụng xẹp xuống. Cách thở này sẽ giúp mẹ bình tĩnh hơn, giữ sức và giúp đưa oxy vào cơ thể nhiều hơn. Mẹ cần thở 6-9 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 50 giây.

– Khi cổ tử cung mở từ 3-6cm: Thở nhanh và nông. Lúc này, cơn co đã ngày một lúc dày hơn, mạnh hơn. Khi mẹ bắt đầu thấy có xuất hiện cơn co, hãy thở một hơi thật sâu, sau đó thở ngực nông và cứ tiếp tục lặp lại như vậy. Nếu như cơn co dày lên thì thở nhanh hơn.

– Khi cổ tử cung mở gần hết 7-9cm: Thở thổi nến. Cách thể này sẽ tương tự như cách mà chúng ta thổi nến. Khi cơn co bắt đầu, mẹ sẽ cần hít một hơi thở sạch, tiếp theo sẽ thở thanh nông 4 lần và thổi mạnh một lần nữa qua miệng. Tiếp tục, mẹ lại thở nhanh nông 4 lần rồi lại thở ra, sau đó sẽ kết thúc bằng một hơi thở “sạch” khi cơn co kết thúc.

– Rặn: Đây là giai đoạn kết thúc, khi cổ tử cung của mẹ đã mở đủ. Bác sĩ lúc này sẽ báo với mẹ là khi nào cổ tử cung đã mở hết, mẹ có thể hít một hơi thở dài, giữ hơi và bắt đầu rặn. Cách rặn tương tự như với cách đi vệ sinh vậy. Kinh nghiệm đẻ thường là lúc này, khi mẹ rặn hãy tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn. Hết hơi, mẹ nên tiếp tục rặn và hít một hơi thở sâu khác. Giữ hơi và tiếp tục rặn cho đến khi hết cơn co tử cung.

Thông thường, chỉ sau khoảng 3-5 lần rặn đúng cách là em bé đã có thể chui ra. Khi em bé đã chào đời mẹ có thể hít một hơi thật sâu và trở lại hơi thở như bình thường.

Biết cách điều chỉnh nhịp thở từ giai đoạn chuyển dạ cho đến khi vượt cạn là một trong những kinh nghiệm đẻ thường mẹ nên "nắm rõ trong lòng bàn tay"

Biết cách điều chỉnh nhịp thở từ giai đoạn chuyển dạ cho đến khi vượt cạn là một trong những kinh nghiệm đẻ thường mẹ nên “nắm rõ trong lòng bàn tay”

2.2 Mẹ nên ăn gì cho em bé dễ “chui” ra

– Chè vừng đen: Ông bà ta thường nói “vừng đen” có chứa nhiều chất nhờn nên sẽ giúp cho em bé dễ chui ra hơn. Tuy nhiên, theo khoa học lại giải thích rằng: Trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ cho quá trình sinh đẻ của mẹ bầu diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Vì vậy, một trong những kinh nghiệm đẻ thường là nếu mẹ nấu chè vừng đen với bột sắn dây, cùng với đường phèn để ăn mỗi ngày sẽ mang lại tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ sinh thường nhanh chóng.

– Dứa: Trong thời kỳ mang thai, dứa là loại hoa quả khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn. Nhưng trước khi sinh vài ngày, mẹ có thể thêm dứa vào trong thực đơn của mình. Trong thành phần dứa tươi có chứa chất bromelain giúp làm mềm tử cung, gây ra các cơn co thắt.

– Nước là tía tô: Đây được xem là “bài thuốc” được sử dụng khi các mẹ bắt đầu trở dạ. Khi đó, mẹ liên tục uống nước tía tô sắc đặc sẽ kích thích cho tử cung mở nhanh hơn và giảm cơn đau đáng kể.

Vừng đen, dứa, nước là tía tô,... là một trong những thực phẩm, rau củ mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc vượt cạn cho mẹ

Vừng đen, dứa, nước là tía tô,… là một trong những thực phẩm, rau củ mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc vượt cạn cho mẹ

2.3 Cho con bú đúng cách sau sinh

Một trong những ưu điểm của mẹ bầu sinh thường đó là sữa sẽ về nhanh sau khi sinh em bé. Bởi vì, trong quá trình mẹ chuyển dạ, những cơn đau đã phát tín hiệu cho cơ thể rằng em bé sắp chào đời. Như một phản ứng tự nhiên, sữa sẽ nhanh chóng về khi mẹ kết thúc hành trình vượt cạn. Mặc dù cho con bú là một dạng bản năng của người mẹ, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cho con bú như thế nào là đúng cách.

Ngoài ra, có không ít mẹ bầu mắc phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh do không biết cách cho bé bú để đưa hết nguồn sữa non ra ngoài. Từ đó, sữa non bị tích tụ lại và nhanh chóng làm tắc nghẽn con đường lưu thông của tia sữa. Do đó, mẹ hãy bổ sung thêm một số bí kíp sau đây vào cuốn từ điển “Kinh nghiệm đẻ thường” của mình nhé!

– Đầu tiên: Tư thế cho con bú phổ biến nhất là mẹ ngồi, rồi bế bé bằng hai tay, áp sát vào bụng, mặt của con đối diện với ngực mẹ, đầu và thân bé thẳng hàng hoặc đầu cao hơn một chút.

– Khi bé bú, miệng phải há to, ngậm hết được cả vùng quầng thâm ở ngực mẹ. Nếu như, bé chỉ ngậm ở mỗi đầu ti, khi bú phát ra tiếng kêu “chọp chọp” thì chứng tỏ lượng sữa tiết ra ít, bé bú mệt mà lại không hiệu quả và cũng khiến cho mẹ cảm thấy đau hơn.

– Mẹ nên cho bé bú hết một bên để lấy hết được nguồn dưỡng chất trong sữa mẹ rồi mới chuyển sang bầu ngực còn lại. Bởi vì, lượng sữa đầu sẽ chứa nhiều nước nhiều đường giúp bé giải khát, lượng sữa cuối sẽ chứa nhiều nguồn dưỡng chất hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp kích thích tuyến sữa của mẹ phát triển, lượng sữa mới được tạo ra nhanh và nhiều hơn.

Để ngăn chặn nguy cơ tắc tia sữa sau sinh thì việc cho bé bú đúng cách là một trong những điều vô cùng quan trọng

Để ngăn chặn nguy cơ tắc tia sữa sau sinh thì việc cho bé bú đúng cách là một trong những điều vô cùng quan trọng

Có thể thấy rằng, việc sinh thường không phải điều gì đó quá đáng sợ nếu như mẹ tích lũy được cho mình thật nhiều bí kíp quý báu phải không nào? Thu Cúc TCI hy vọng rằng, những chia sẻ về kinh nghiệm đẻ thường mà chúng tôi đề cập trong bài viết ngày hôm nay sẽ chuyển thể thành những hành động thực tế, góp phần giúp cho cuộc chuyển dạ và vượt cạn của mẹ trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt đi thời gian đau đớn và đón bé mạnh khỏe chào đời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital