Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một việc làm vô cùng quan trọng đối với nữ giới, kinh nguyệt đều cũng phần nào phản ánh được sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Bài viết sau đây của Thu Cúc TCI sẽ mách chị em các cách làm kinh nguyệt đều đặn.
Menu xem nhanh:
1. Cách nhận biết chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn
1.1 Lợi ích khi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
Đa phần chị em phụ nữ thường cảm thấy khó chịu khi đến ngày đèn đỏ vì phải đối mặt với các triệu chứng nhưng đau bụng, chảy máu, đau lưng….Tuy nhiên nếu mỗi tháng chị em đều trải qua hiện tượng này thì bạn nên tạm yêu tâm bởi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của bạn vẫn duy trì tốt.
Kinh nguyệt đều đem lại những lợi ích to lớn cho phụ nữ như:
– Đào thải các gốc tự do – thanh lọc cơ thể:
Lượng máu kinh có thành phần chủ yếu là sắt, trong khi đó sắt đóng vai trò chính trong việc kích hoạt các gốc tự do, mà các gốc tự do này lại gây ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, dễ gây đột quỵ và suy giảm thần kinh. Khi các phân tử sắt được thoát ra ngoài do kinh nguyệt sẽ đồng thời đào thải luôn các gốc tự do, thanh lọc lại cơ thể. Vì thế tránh được nhiều nguy cơ mắc bệnh, nhất là bệnh tim hơn so với cánh nam giới.
– Chủ động nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình:
Theo nghiên cứu cho biết, tình trạng sức khỏe của nữ giới có thể được nhận biết qua màu sắc, mùi và kết cấu của máu kinh. Những dấu hiệu nhận biết bên ngoài có thể thông báo về nguy cơ phát triển của một số bệnh lý, từ đó giúp chị em sớm có biện pháp phòng ngừa.
– Thúc đẩy nhanh chu trình hình thành máu mới:
Khi có kinh, cơ thể phụ nữ sẽ mất đi một lượng máu. Tuy nhiên, lượng máu mất đi đó cũng đồng thời giúp cơ thể đẩy nhanh chu trình tái tạo máu mới, cũng vì đó mà hệ tuần hoàn ở nữ giới sẽ linh hoạt hơn nam giới. Thực tế cho thấy rằng, cùng trọng lượng cơ thể và lượng máu mất tương đương nhau thì đàn ông sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới, trong khi đó, ở nữ giới tỷ lệ hồi phục sẽ cao hơn.
1.2 Các dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt đều
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy chị em có kinh nguyệt đều và có chu kỳ bình thường:
– Chu kỳ kinh đều: Khi kinh nguyệt đều, khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt là như nhau, ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ sẽ dài 28 – 32 ngày.
– Thời gian kinh nguyệt ổn định: Khi kinh nguyệt đều, thời gian kinh nguyệt từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc cũng thường không thay đổi đáng kể, thông thường thời gian kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày.
– Lượng máu kinh hợp lý: Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều, lượng máu kinh mất đi thường ổn định, không quá nhiều hoặc quá ít.
– Các triệu chứng khi có kinh không bị đau quá mức: Một số đau nhức, khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc thắt lưng có thể xảy ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nhưng khi kinh nguyệt đều, những triệu chứng này không gây đau quá mức và không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em.
– Chất lượng kinh nguyệt không có những thay đổi bất thường: Khi kinh nguyệt đều sẽ không có các biến đổi bất thường trong màu sắc, mùi hương hoặc đặc tính khác của máu kinh.
Tuy nhiên, nếu chị em có bất kỳ lo ngại nào về chu kỳ kinh nguyệt của mình, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cụ thể.
2. Mách chị em các cách điều hòa kinh nguyệt
2.1 Cách làm kinh nguyệt đều đặn – Tập thể dục thường xuyên
Đối với phụ nữ, tập thể dục có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như:
– Cải thiện lưu thông máu: Hoạt động thể chất giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, bao gồm cả khu vực bụng và tử cung. Điều này có thể giúp loại bỏ chất cặn bã và huyết đồ tích tụ trong tử cung, đồng thời cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô trong vùng này.
– Điều chỉnh cân bằng hormone: Tập thể dục đều đặn có thể giúp điều chỉnh cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến nội tiết, giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
– Giảm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt: Tập thể dục có thể giúp giảm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, như đau bụng kinh, buồn nôn, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. Hoạt động thể chất giúp giải tỏa căng thẳng và kích thích sản sinh endorphins – chất gây cảm giác thoải mái và hạnh phúc trong cơ thể.
2.2 Cách làm kinh nguyệt đều đặn – Xây dựng thực đơn lành mạnh giàu vitamin
Để xây dựng một thực đơn lành mạnh và giàu vitamin nhằm hỗ trợ kinh nguyệt đều đặn, chị em có thể tham khảo những gợi ý sau:
– Đảm bảo cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng: Hãy chọn các thực phẩm giàu chất xơ, protein, chất béo lành mạnh và vitamin và khoáng chất cần thiết. Đảm bảo lượng calo hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng.
– Cung cấp sắt: Thiếu sắt có thể gây thiếu máu và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy bổ sung sắt từ thực phẩm như thịt đỏ, gan, tôm, trứng, hạt, đậu…
– Chú ý đến axit folic: Axit folic cũng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ và quá trình kinh nguyệt. Bạn có thể tìm thấy axit folic trong rau xanh lá, lương thực nguyên cám, các loại hạt, đậu và trái cây như cam, dứa.
– Hạn chế tiêu thụ chất kích thích: Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như cafein, đồ uống có ga, đồ ngọt, rượu và thuốc lá. Chúng có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và gây rối loạn kinh nguyệt.
– Hạn chế đường và thực phẩm chế biến: Cố gắng hạn chế tiêu thụ đường tinh khiết và thực phẩm chế biến có chứa chất bảo quản, phẩm màu và chất làm ngọt nhân tạo. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm tươi nguyên, tự nhiên và chế biến một cách đơn giản.
2.3 Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bất thường
Thăm khám phụ khoa định kỳ là việc quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt không đều. Bác sĩ phụ khoa sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng của chị em, và có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để làm rõ nguyên nhân của vấn đề.
Thông qua cuộc khám, bác sĩ có thể:
– Xem xét lịch sử kinh nguyệt: Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử kinh nguyệt của bạn, bao gồm thời gian bắt đầu kinh nguyệt, thời lượng và mức độ chảy, các triệu chứng đi kèm và thay đổi trong suốt quá trình kinh nguyệt.
– Tiến hành kiểm tra vùng chậu: Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm lâm sàng như kiểm tra tử cung, cổ tử cung và buồng trứng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển và hoạt động của các cơ quan phụ nữ.
– Đề xuất xét nghiệm bổ sung: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá mức độ hormone, chức năng tuyến giáp và các chỉ số khác có liên quan đến kinh nguyệt.
Bài viết trên đây của Thu Cúc TCI đã chỉ ra các cách làm kinh nguyệt đều đặn cho chị em. Nếu chị em đang gặp phải các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được đặt lịch và thăm khám chi tiết cùng bác sĩ chuyên khoa.