Lưu ý tắm gội cho mẹ bầu sốt xuất huyết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phan Đình Sáu

Bác sĩ Sản phụ khoa

Tháng 8, tháng 9 tại miền Bắc Việt Nam đang là đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết. Với điều kiện mưa nhiều, thời tiết giao mùa từ hè sang thu tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn mang mầm bệnh lây lan ra cộng đồng, trong đó phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu. Vậy bầu bị sốt xuất huyết có được tắm không? 

1. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có được tắm không?

Hiện nay, số lượng ca bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng. Để tránh bệnh và chăm sóc hiệu quả khi mắc phải, mỗi người cần nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh này. Vấn đề “bầu bị sốt xuất huyết có được tắm không” đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Một số người, vì quá lo lắng, chỉ lau người bằng nước ấm mà không tắm vì sợ bệnh tiến triển nặng hơn.

bầu bị sốt xuất huyết có được tắm không

Người mắc bệnh sốt xuất huyết có được tắm không?

Theo các bác sĩ sản khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, mẹ bầu vẫn có thể tắm khi đang mắc bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên không khuyến khích mẹ bầu tắm nhiều, tắm thường xuyên vì vẫn có những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Sau đây là 1 số lời khuyên mà bạn cần ghi nhớ:

– Không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm tráng.

– Chỉ nên sử dụng nước ấm để tắm, không dùng nước lạnh.

– Nếu mẹ bầu cần gội đầu, hãy gội nhanh và dùng nước ấm. Dùng máy sấy sấy khô tóc và da đầu ngay sau khi gội để đảm bảo bạn không bị nhiễm lạnh.

– Đối với những người có tiểu cầu thấp, khi tắm không nên cọ rửa hoặc chà xát quá mạnh để tránh nguy cơ chảy máu dưới da.

Một số trường hợp có những dấu hiệu như chảy máu cam, xuất hiện đốm xuất huyết hoặc vết bầm tím trên da, chảy máu chân răng,… Do đó, khi tắm, việc kích thích các mạch máu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và các mẹ bầu.

Trong những trường hợp này, bạn nên lau người bằng nước ấm. Nếu bắt buộc phải tắm, bạn nên sử dụng nước ấm để mạch máu lưu thông tốt hơn.

Vì thế, bầu bị sốt xuất huyết có được tắm không luôn là chủ đề nóng được các mẹ bàn luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Như bài viết phân tích bên trên, quyết định có tắm hay không cần tuỳ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh. Đồng thời, khi tắm, cần tuân thủ những lưu ý trên để đảm bảo an toàn sức khỏe.

2. Bệnh sốt xuất huyết chia thành mấy giai đoạn?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam, được lây truyền qua muỗi Aedes aegypti khi đốt người. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là bệnh nhân bị sốt cao và xuất hiện các vết xuất huyết dưới da, xét nghiệm máu cho thấy tiểu cầu giảm.

Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm cho bà bầu

Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm cho bà bầu

Trong giai đoạn ban đầu, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 39-40 độ C. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu hiện rõ. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt. Khi bắt đầu phục hồi, sốt giảm và tình trạng sức khỏe dần dần cải thiện. Xét nghiệm máu cho thấy tiểu cầu tăng dần và trở về mức bình thường.

3. Một số sai lầm khi chăm sóc khiến bệnh lâu khỏi

3.1. Tâm lý chủ quan 

Có rất nhiều mẹ bầu chủ quan và không đi khám bệnh khi gặp những triệu chứng nhẹ của bệnh. Các mẹ cho rằng sốt xuất huyết thể nhẹ cũng như cảm cúm thường, không muốn đi khám vì sợ vào viện hoặc mất nhiều thời gian làm xét nghiệm.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của 1 số người. Dù triệu chứng không đáng lo ngại, việc phụ nữ có thai và bị ốm, sốt đã là 1 nguy cơ lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, sốt xuất huyết còn có khả năng để lại nhiều biến chứng, dị tật thai nếu mẹ không đi khám sớm.

Vì vậy, bên cạnh những băn khoăn bầu bị sốt xuất huyết có được tắm không thì cốt lõi của bệnh là bạn cần đi khám giúp bác sĩ đưa chỉ định điều trị và hướng dẫn chăm sóc,đồng thời theo dõi tình hình để phát hiện nguy cơ tiến triển.

Đừng để bệnh tiến triển và gây hại nghiêm trọng. Việc không được khám chữa kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Phụ nữ bị sốt xuất huyết có nguy cơ dọa sảy cao và có thể bị đình chỉ thai sớm.

3.2. Hết sốt là hết bệnh

Có một sự hiểu lầm phổ biến là khi sốt giảm, người ta thường cho rằng bệnh đã thuyên giảm và tiến triển tốt. Nhưng thực tế, giai đoạn này chính là thời điểm nguy hiểm nhất, vì tiểu cầu có thể giảm dẫn đến tình trạng xuất huyết. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc cẩn thận và theo dõi các biến đổi nhỏ trên cơ thể là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.

Hãy nhớ rằng, hết sốt không có nghĩa là bệnh đã chấm dứt. Đừng để thời điểm quan trọng này trôi qua mà không chú ý. Hãy đảm bảo bạn nhận thức về tình trạng sức khỏe của mình và theo dõi sát sao mọi thay đổi nhỏ trên cơ thể.

4. Cách chăm sóc cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết 

Khi chăm sóc phụ nữ có thai bị mắc sốt xuất huyết, bạn hãy ghi nhớ 1 số lưu ý sau đây:

– Nghỉ ngơi tại chỗ: Phụ nữ có thai rất dễ bị thiếu máu. Điều này khiến cho việc họ bị mắc sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm hơn. Bạn hãy nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại. Nếu bạn cảm thấy mệt và có dấu hiệu choáng, không nên tự đi lại mà cần có người dìu để tránh té ngã.

– Bổ sung chất điện giải: Sốt gây mất nước và chất điện giải trong cơ thể, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ chất điện giải bằng cách uống nước dừa, nước cam, cháo loãng,… Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước trong 1 ngày.

Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước và các chất điện giải để cơ thể nhanh hồi phục

Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước và các chất điện giải để cơ thể nhanh hồi phục

– Hạ sốt bằng Paracetamol (dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa): Đối với sốt nhẹ, bạn có thể dùng khăn ấm lau người hoặc đắp khăn ướt lạnh lên vùng nách và trán để làm giảm sốt. Nếu sốt cao (trên 38,5 độ C), hãy sử dụng thuốc giảm sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy nhớ tuân thủ đúng liều lượng và thời gian cách nhau 4 đến 6 tiếng.

– Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: Người mắc sốt xuất huyết cần được ăn một chế độ dinh dưỡng cân đối, bao gồm đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy chia nhỏ bữa ăn để tránh cảm giác no quá nhanh và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo hay các món hầm.

– Theo dõi sức khỏe: Hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường, dấu hiệu bệnh tăng nặng. Nếu cần, đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

– Tắm ấm và nhẹ nhàng: Sử dụng nước ấm để tắm, tránh tắm quá lâu và không cọ quá mạnh.

– Tuân thủ lịch tái khám và khám thai định kì: Đặt lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi sốt đã giảm đi. Đồng thời, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên theo đúng lịch hẹn để kiểm tra, phát hiện sớm bất thường ở thai nhi có thể có trong giai đoạn mẹ chữa sốt xuất huyết.

Chị em nên đi khám thai định kì để kiểm tra sức khỏe của thai nhi trong suốt quá trình điều trị và khỏi sốt xuất huyết

Chị em nên đi khám thai định kì để kiểm tra sức khỏe của thai nhi trong suốt quá trình điều trị và khỏi sốt xuất huyết

– Chế độ dinh dưỡng sau ốm dậy: Sau khi hết sốt xuất huyết, bạn cần tiếp tục bổ sung dưỡng chất và vitamin cần thiết để cơ thể phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể vận động nhẹ nhàng để cơ thể trao đổi chất tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình cơ thể hồi phục.

Có thể nói, mẹ bầu bị sốt xuất huyết có tắm được không đã được bài viết giải đáp chi tiết và đưa ra những lưu ý để bạn có thể tham khảo, tự áp dụng tại nhà. Trường hợp phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết rất cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe thai kì, hãy liên hệ đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital