Lưu ý khi điều trị răng số 5 hàm dưới bị sâu

Tham vấn bác sĩ

Răng số 5 thuộc nhóm răng quan trọng nắm chức năng ăn nhai chính. Vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc nhóm răng này là vô cùng quan trọng. Vậy sẽ ra sao nếu răng số 5 hàm dưới bị sâu? Người bệnh sẽ cần lưu ý gì trong quá trình điều trị?

1. Răng số 5 hàm dưới và những chức năng

Răng số 5 hàm dưới là một trong những răng nắm vị trí quan trọng trên cung hàm. Những đặc điểm của răng số 5:

– Răng số 5 là nhóm răng hàm nhỏ hay răng tiền hàm.

– Chức năng chính của răng số 5 là cắn, nghiền nhỏ thức ăn.

– Vị trí của răng số 5 tính từ chiếc răng cửa đầu tiên, răng tiền hàm số 5 nằm ở vị trí số 5.

– Thông thường, răng số 5 sẽ có 4 chiếc. Trong đó 2 chiếc răng số 5 sẽ ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới.

– Răng số 5 có mặt cắn khá phẳng, mũ răng có hình lập phương.

Quá trình hình thành, thay răng vĩnh viễn của răng số 5 cũng tương tự như nhiều răng khác. Răng số 5 sẽ bắt đầu mọc khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Tiếp đó, răng sữa sẽ rụng dần và nhường lại vị trí cho những răng số 5 vĩnh viễn mọc lên, phát triển.

2. Điều trị răng số 5 hàm dưới bị sâu

răng số 5

Răng số 5 bị sâu có thể gây ảnh hưởng tới răng kế cận trên cung hàm

Khi răng số 5 bị sâu sẽ gây ảnh hưởng tới răng kế cận trên cung hàm. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ tác động tới phần nha chu ở xung quanh răng. Những vi khuẩn gây sâu răng cũng có thể sẽ hòa lẫn vào nước bọt, lây sang những vị trí răng khác. Đặc biệt, những lỗ sâu xuất hiện ở trên thân răng sẽ chính là vị trí thức ăn thừa dễ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng. Ngoài ra, việc răng số 5 bị sâu còn có thể gây ảnh hưởng tới phần nha chu dẫn tới viêm nhiễm, ảnh hưởng tới tủy và làm mở buồng tủy.

Một số cách điều trị sâu răng số 5 hàm dưới:

2.1 Điều trị nha khoa

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sâu răng số 5 phù hợp.

2.1.1 Hàn trám răng

răng số 5 hàm dưới bị sâu

Răng sâu có thể điều trị bằng phương pháp hàn trám

Phương pháp hàn trám răng thường được áp dụng trong trường hợp răng chưa bị hư hại quá nặng.. Phương pháp này sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để tiến hành lấp đầy lỗ hổng do bệnh lý sâu răng gây nên. Qua đó. răng số 5 đã bị sâu có thể được khôi phục và bảo vệ cấu trúc.

2.1.2 Bọc răng sứ

Trong trường hợp răng bị sâu quá nặng, răng bị phá hủy cấu trúc, có thể khiến tủy răng bị ảnh hưởng nhưng vẫn đảm bảo chân răng còn chắc chắn, bệnh nhân có thể áp dụng điều trị với phương pháp bọc răng sứ. Sau khi răng đã được xử lý sạch phần bị sâu, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt cùi răng thật và bọc sứ ở ngoài. Phần mão sứ thay thế thường sẽ cố độ cứng và khả năng chịu lực cao. Nhờ vậy, vị trí răng sâu có thể phục hồi gần như hoàn toàn. Cấu trúc cũng như chức năng của răng sẽ được bảo toàn.

2.1.3 Nhổ bỏ răng

Thông thường, những răng bị sâu nghiêm trọng sẽ được chỉ định nhổ. Điều này để có thể ngăn chặn việc ổ sâu bị lan ra những răng khác. Tuy nhiên, với trường hợp răng sâu là răng số 5, bác sĩ thường sẽ cần cân nhắc kỹ với tình trạng cụ thể trước khi đưa ra chỉ định.

2.2 Điều trị, chăm sóc tại nhà

Đối với bệnh nhân gặp tình trạng sâu răng số 5 nhẹ có thể áp dụng một số mẹo điều trị dân gian như sử dụng lá bàng, lá ổi, mật ong, …

Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ có thể áp dụng với những tình trạng bệnh nhẹ, chưa ăn sâu vào tủy. Đặc biệt, những phương pháp dân gian đều chưa được kiểm chứng về độ an toàn nên bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

3. Khi nào cần nhổ bỏ răng số 5 hàm dưới

Những chiếc răng số 5 có vai trò khá quan trọng nên nếu bị sâu sẽ thường được ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn. Thế nhưng trong một số trường hợp, răng số 5 vẫn cần được nhổ bỏ điều trị:

– Khi răng số 5 hàm dưới sâu, gây tổn thương tới tủy và không thể điều trị bằng phương pháp thông thường.

– Răng của người bệnh mọc quá nhiều gây ảnh hưởng và có thể dẫn tới một số biến chứng vì cung hàm quá nhỏ hay răng quá lớn.

– Răng bị vỡ hoặc lung lay. Sau khi can thiệp điều trị răng vẫn không có biến chuyển tốt.

– Răng số 5 hàm dưới mọc ngầm, hình thành nên u nang ở dưới nướu.

– Người bệnh gặp tình trạng bị nhiễm trùng hay gặp vấn đề nghiêm trọng. Điều này có thể đe dọa tới khả năng ăn nhai, không thể điều trị bằng phương pháp thông thường.

răng số 5 hàm dưới bị sâu

Trong một số trường hợp, răng số 5 hàm dưới bị sâu cần nhổ bỏ

4. Cần lưu ý gì để nhổ răng số 5 mà vẫn đảm bảo an toàn

Để không bị phát sinh bất kỳ vấn đề nào gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau khi thực hiện nhổ răng số 5 hàm dưới ta cần lưu ý:

– Phương pháp thực hiện nhổ răng: Những phương pháp nhổ truyền thống như sử dụng kìm, dụng cụ nạy, … thường tác động mạnh có thể gây nhiều tình trạng biến chứng. Ví dụ như tình trạng nhiễm trùng, chảy máu nhiều, sót chân răng, …

– Lựa chọn cơ ở nha khoa chuyên nghiệp, uy tín, bác sĩ kinh nghiệm, tay nghề cao. Nha khoa với máy móc, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống sẽ giúp mọi vấn đề đều được kiểm soát tốt hơn.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Ngay khi vừa mới nhổ răng, khoang miệng với những bộ phận lân cận ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống cho phù hợp hơn. Cụ thể, người bệnh nên ăn những món như cháo, súp, thực phẩm giàu vitamin A, … Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh ăn những món cay, nóng, những thực phẩm cứng, chất kích thích, …

– Sau khi vừa nhổ răng, người bệnh nên chú ý hơn về cách chăm sóc. Răng miệng nên được đảm bảo vệ sinh nhưng tránh tác động trực tiếp vào vị trí răng vừa nhổ.

Trên đây, ta vừa tìm hiểu về những lưu ý khi điều trị răng số 5 hàm dưới gặp tinh trạng sâu. Hy vọng qua đây, mọi người đã lưu lại được cho mình những thông tin cần thiết để áp dụng cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital