Lượng bạch cầu trung tính tăng khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Công thức máu của người bình thường gồm 3 yếu tố chính là bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Khi mang thai, các mẹ thường thấy kết quả xét nghiệm máu, trị số bạch cầu tăng cao hơn so với người bình thường. Vậy số lượng bạch cầu trung tính tăng khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

1. Bạch cầu bình thường là gì?

1.1 Khái niệm

Bạch cầu là tế bào có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch của con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Số lượng bệnh cầu trong 1 đơn vị máu được ký hiệu là WBC. Với người bình thường thì giá trị của WBC trung bình là khoảng 7.000 bạch cầu/mm3 máu. Nếu trong trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch huyết cấp tính thì số lượng bạch cầu sẽ tăng cao.

bạch cầu trung tính tăng khi mang thai

Bạch cầu là tế bào có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch của con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật

1.2 Phân loại

Bạch cầu bao gồm các loại:

– Đa nhân trung tính: 1.700 – 7000 trong 1mm3

– Đa nhân ái toan: 50 – 500 trong 1mm3

– Đa nhân ái kiềm: 10-50 trong 1 mm3

– Mono bào: 100-1000 trong 1 mm3

– Bạch cầu lympho: 1.000 – 4.000 trong 1 mm3

2. Nguyên nhân gây tăng bạch cầu

Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao và trên 100.000/ml thì hãy nghĩ ngay đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hay bạch cầu cấp.

Bạch cầu là một tế bào máy có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn, vi rút, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tạo sức đề kháng cho cơ thể. Nguyên nhân tăng bạch cầu có thể là do những lý do sau:

Có nhiều nguyên nhân khiến bạch cầu trung tính tăng cao

Có nhiều nguyên nhân khiến bạch cầu trung tính tăng cao

2.1 Nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng này, khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ đột ngột gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

2.2 Di truyền

Nếu trong gia đình có người đã từng bị mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh cũng sẽ cao hơn so với những người bình thường.

2.3 Rối loạn di truyền

Điển hình như hội chứng Down, hội chứng bloom, Fanconi, hội chứng Wiskott, Aldrich,…

Một số yếu tố khác như sử dụng thuốc lá, sống trong môi trường bức xạ, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại,…

2.4 Điều trị ung thư

Đây là yếu tố thường xuyên gây nên bệnh bạch cầu tăng cao, khi điều trị ung thư một số loại hóa trị, xạ trị sẽ làm cho lượng bạch cầu tăng lên đột ngột.

3. Thông tin về quá trình gia tăng của bạch cầu trung tính 

– Trị số bạch cầu ở phụ nữ mang thai thường cao hơn lúc chưa mang thai. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi số lượng bạch cầu trung tính tăng khi mang thai.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải thận trọng với kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao vì có nguy cơ gây nhiễm trùng máu.

3.1 Nguyên nhân lượng bạch cầu trung tính gia tăng khi mang thai

+ Do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng

+ Gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn trong một cơ quan nào đó trong cơ thể.

Thực hiện xét nghiệm máu trong thai kỳ để kiểm soát chỉ số bạch cầu

Thực hiện xét nghiệm máu trong thai kỳ để kiểm soát chỉ số bạch cầu

3.2 Dấu hiệu lượng bạch cầu trung tính tăng cao

– Tùy vào mức độ và nguyên nhân khiến bạch cầu trung tính tăng cao mà mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

– Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng,… hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.

– Sốt vặt không rõ nguyên nhân và đi kèm với sự nhiễm trùng có trên cơ thể

– Khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành, hay có vết bầm tím xuất hiện mặc dù không va đập

– Chảy máu cam không rõ nguyên nhân

Để xác định chẩn xác xem có bị tăng trị số bạch cầu hay không, mẹ bầu hãy đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm này sẽ loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như bạch cầu cấp hay ung thư máu.

Nghỉ ngơi đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh

Nghỉ ngơi đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh

Số lượng bạch cầu trung tính tăng khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé, tuy nhiên trong trường hợp này, các mẹ bầu nên bổ sinh dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường rau xanh, hoa quả và thức ăn giàu đạm.

Bên cạnh đó, các mẹ hãy thực hiện khám thai đầy đủ, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề số lượng bạch cầu trung tính có xu hướng tăng khi mang thai mà chúng tôi muốn chia sẻ với các mẹ bầu. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital