Lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn cần quan tâm đúng cách

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tụ máu âm đạo, tầng sinh môn là biến chứng có thể gặp ở sinh thường và sinh mổ, do máu tụ bên trong nhu mô vùng tầng sinh môn. Lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn là một thủ thuật quan trọng.

1. Máu tụ âm đạo, tầng sinh môn

Huyết tụ là biến chứng chảy máu, tụ thành một khối tại đường thai sổ qua âm đạo. Tùy khối huyết tụ ở cao hay thấp mà chia ra 3 hình thái.

– Huyết tụ tại tiểu khung: Khối huyết ở trên cơ nâng hậu môn, dưới phục mạc. Đây thường là biến chứng của rách âm đạo, rách tử cung.

– Huyết tụ âm đạo và cận âm đạo

– Huyết tự âm hộ làm cho âm hộ bên ngoài sưng to lên.

Nguyên nhân:

– Loại huyết tụ âm hộ âm đạo do sang chấn sinh đẻ và chỉ xuất hiện sau sinh.

– Loại huyết tụ tiểu khung hiếm khi xảy ra. nguyên nhân huyết tụ tiểu khung là do đứt các nhánh động mạch hay tĩnh mạch lớn trường hợp tử cung dưới phúc mạc, máu tràn vào các bộ phận lân cận, hai lá dây chằng rộng, tụ máu mỗi lúc một to. Nếu khối huyết nhỏ có thể tiêu nhưng huyết tụ to trong trường hợp vỡ tử cung ảnh hưởng sức khỏe tính mạng vì sốc và nhiễm khuẩn.

Đối tượng thường gặp: Sản phụ sinh con so, sinh nhanh, có cắt tầng sinh môn, đẻ nhiều con, tăng sinh mạch máu vùng tầng sinh môn, sản phụ mắc chứng rối loạn đông máu…

Tụ máu âm đạo, tầng sinh môn là biến chứng có thể gặp sau sinh

Tụ máu âm đạo, tầng sinh môn là biến chứng có thể gặp sau sinh

2. Triệu chứng huyết tụ âm đạo, tầng sinh môn

– Sản phụ không đau nhưng khi bị huyết tụ âm đạo, tầng sinh môn, sẽ có cảm giác nặng nề ở âm hộ âm đạo, có khi gây cho thai phụ cảm giác muốn rặn đẻ dù đã đẻ rồi.

– Triệu chứng thực thể: Quan sát dễ phát hiện khối máu tím đen chiếm cả môi lớn, nếu là huyết tụ âm hộ. Khối huyết tụ âm đạo phải thăm khám, thăm âm đạo thăm cả trực tràng đặt van để rõ dược. Huyết tụ tiểu khung, nếu vỡ tử cung đoạn dưới, thai phụ có dấu hiệu của vỡ tử cung, sốc và bác sĩ thăm khám có thể nhìn thấy khối huyết tụ ở các hố chậu.

Sản phụ không đau nhưng khi bị huyết tụ âm đạo, tầng sinh môn, sẽ có cảm giác nặng nề ở âm hộ âm đạo, muốn rặn

Sản phụ không đau nhưng khi bị huyết tụ âm đạo, tầng sinh môn, sẽ có cảm giác nặng nề ở âm hộ âm đạo, muốn rặn

3. Lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn

– Nếu khối máu tụ nhỏ hơn 4cm: Cần theo dõi. Nếu trên 4cm cần dẫn lưu bằng gây tê tại chỗ, phá bỏ máu tụ, và may phục hồi. Thực hiện kịp thời đúng cách, sản phụ sẽ phục hồi nhanh cóng.

– Kiểm soát tổn thương trực tràng: Đi găng phát hiện các tổn thương. Nếu huyết tụ không to lên thì để nguyên; chỉ chích bỏ trong các trường hợp đứt các mạch máu lớn, khối huyết tụ to nhanh, thai phụ đau, không chịu đựng được, huyết tụ nhiễm khuẩn, huyết tụ cản trở bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung.

– Cách thực hiện: Chích ở chỗ cao nhất 1 lỗ nhỏ, nặn hết máu, chèn gạc tẩm kháng sinh vào. Để 24 giờ rồi rút gạc ra. Sản phụ cũng cần điều trị kháng sinh thêm các vitamin để nâng cao thể trạng.

4. Phòng ngừa tụ máu âm đạo, tầng sinh môn

Sản phụ sau sinh thường nên được theo dõi sớm phát hiện tai biến này. Trước khi chuyển sản phụ từ phòng sinh về phòng nghỉ, điều dưỡng phải khám lại âm đạo phát hiện sớm tụ máu.

Sản phụ sau sinh thường nên được theo dõi chặt chẽ sớm phát hiện dấu hiệu bất thường

Sản phụ sau sinh thường nên được theo dõi chặt chẽ sớm phát hiện dấu hiệu bất thường

Tụ máu vùng kín cần được theo dõi sát sao, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời, cho các sản phụ vận động sớm. Thông tin về lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn hi vọng đã mang đến cho bạn đọc những chia sẻ hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital