Lấy cao răng có đau không? Làm gì để hạn chế cao răng?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Từ cao răng, vi khuẩn có thể gây các bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Lấy cao răng định kỳ là một trong những cách giúp bảo vệ và phòng tránh các bệnh răng miệng hữu hiệu. Vậy, bao lâu thì nên đi lấy cao răng 1 lần? Lấy cao răng có đau không?

Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu được bám xung quanh cổ răng. Từ cao răng, vi khuẩn có thể gây các bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Cao răng bám lâu ngày ở cổ răng sẽ gây nên hiện tượng chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi khó chịu, răng bị ê buốt, lung lay thậm chí là rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây lở miệng, viêm amidan, viêm họng…

lay-cao-rang-co-hai-khong

Lấy cao răng không hề gây hại cho răng và lợi.

Với những tác hại kể trên, việc lấy cao răng thường xuyên có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo vệ răng chắc khỏe và phòng tránh các bệnh răng miệng.

1. Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng là kỹ thuật rất đơn giản, chỉ dùng lực để tác động vào mảng cao răng và làm chúng bong ra khỏi răng mà không gây tổn thương cho lợi và răng. Công nghệ nha khoa hiện đại cho phép lấy cao răng nhẹ nhàng hơn rất nhiều nhờ sóng siêu âm. Sóng siêu âm có khả năng làm tan và bong mảng cao răng cứng chắc mà không ảnh hưởng tới răng và lợi. Do đó, lấy cao răng hoàn toàn không gây cảm giác đau hoặc chảy máu. Cảm giác ê nhẹ ở răng sẽ hết nhanh không gây cản trở đến việc ăn uống. Chỉ khoảng 30 phút sau khi lấy cao răng là người bệnh có thể sinh hoạt như bình thường.

lay-cao-rang-co-hai-khong2

Lấy cao răng định kỳ là cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt

2. Thời gian lấy cao răng định kỳ

Theo lời khuyên của các nha sĩ, lấy cao răng nên thực hiện định kỳ 4 – 6 tháng/lần. Trường hợp cao răng xuất hiện trở lại nhanh chóng có thể lấy sớm hơn 3-4 tháng/lần.

Luôn đánh răng sạch sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; dùng thêm chỉ nha khoa để lấy sạch những phần thức ăn giắt bám trong kẽ răng; súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng bán trên thị trường để hỗ trợ làm sạch răng miệng; khám răng miệng định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng kịp thời… là những cách giúp hạn chế sự hình thành của cao răng.

lay-cao-rang-co-hai-khong3

Khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám chữa nha khoa uy tín

Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh nha khoa tổng quát trong đó có lấy cao răng. Lấy cao răng tại Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Thu Cúc, bạn được các bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực nha khoa tiến hành lấy cao răng. Các trang thiết bị y tế hỗ trợ lấy cao răng nhanh chóng…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital