Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm và một số lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp phổ biến ở độ tuổi từ 30-60, gây đau nhức kéo dài, tê bì tay chân. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống thậm chí dẫn đến tàn phế. Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm là điều rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin về căn bệnh này.

1. Thông tin bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Cột sống có cấu tạo gồm nhiều đốt sống, kéo dài từ đáy hộp sọ đến tận xương cụt. Giữa các đốt sống là đĩa đệm, cơ chế hoạt động như bộ giảm xóc, tạo điều kiện cho cơ thể thực hiện động tác uốn người và di chuyển. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, xâm nhập vào ống sống và chèn ép lên các dây thần kinh cột sống gần đó.

Bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu gây đau cổ, cánh tay, lưng và chân. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc cột sống trong đó thường gặp ở vùng cổ và lưng dưới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

– Lão hóa

– Thừa cân

– Bê vác đồ vật không đúng cách, sai tư thế

2. Giải đáp: Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm?

Việc tránh được yếu tố gây bệnh sẽ giúp hạn chế được nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Chuyên gia Cơ xương khớp gợi ý một số giải pháp như sau:

2.1. Trả lời câu hỏi: Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm? – Nâng vật nặng đúng cách

Bê vác đồ vật nặng liên tục, không đúng cách chính là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Do vậy, bạn nên hạn chế nâng vật quá nặng. Nếu công việc bắt buộc thì cần cố gắng thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây tổn thương cột sống và đĩa đệm.

2.2. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý (chỉ số BMI dưới 25)

Một nghiên cứu cho thấy những người với chỉ số BMI trên 25 có nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng cao hơn. Chuyên gia khuyến cáo những người thừa cân đặc biệt khi còn trẻ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe xương khớp.

Do đó, để hạn chế áp lực lên xương khớp và bảo vệ sức khỏe, bạn nên giữ cân nặng ở mức phù hợp. Để có chỉ số BMI lý tưởng, chúng ta nên:

– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, cá, thịt nạc, …

– Tránh ăn các món nhiều chất béo, đường, chất bảo quản

– Tập luyện thể dục mỗi ngày với môn tập yêu thích

Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm? Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp là cách ngăn ngừa nhiều bệnh xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm

2.3. Chuyên gia gợi ý làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm? – Bạn nên giữ tư thế đúng trong sinh hoạt

Để hạn chế áp lực lên đĩa đệm, bạn nên tránh đứng hoặc ngồi quá nhiều. Sau 1-2 giờ đứng, ngồi làm việc, nên dành 5 phút nghỉ ngơi, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng. Bạn nên sử dụng ghế xoay để không gây xoắn, vặn cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Với trẻ em, người lớn nên hướng dẫn tư thế ngồi học đúng từ khi còn nhỏ. Lưu ý các em luôn giữ thẳng lưng, cân bằng hai vai để tránh nguy cơ mắc các bệnh xương khớp sau này.

2.4. Hạn chế mang giày cao gót

Việc mang giày cao gót thường xuyên làm tăng áp lực lên khớp gối, hông và khiến cột sống chịu nhiều căng thẳng để giữ cơ thể được cân bằng. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây ra nhiều bệnh lý xương khớp như:

– Đau lưng

Vôi hóa cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên hạn chế đi giày quá cao nhất là những lúc cần di chuyển nhiều. Nên sử dụng giày dép có độ cao vừa phải, vừa chân, chất liệu thoải mái để bảo vệ sức khỏe xương khớp.

2.5. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bằng cách tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe cho cơ bắp, xương khớp. Bên cạnh đó, vận động cũng cải thiện tinh thần, nâng cao hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Những môn tập phù hợp để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bao gồm:

– Đi bộ

– Chạy bộ

– Đạp xe

– Yoga

– Bơi lội

– Aerobics

Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm? Luyện tập đều đặn mỗi ngày

Tăng cường vận động, tập luyện hàng ngày nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch

2.6. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến hoạt động tái tạo các cạnh của đĩa đệm đồng thời cản trở lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất nuôi đĩa đệm. Thói quen hút thuốc cũng khiến cơn đau do thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không muốn bị căn bệnh này ghé thăm, hãy từ bỏ hút thuốc ngay hôm nay.

Những biện pháp trên đây không thể phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm tuyệt đối nhưng góp phần giảm được nguy cơ mắc bệnh. Tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe thường xuyên và nhờ bác sĩ tư vấn kế hoạch phòng ngừa hiệu quả.

3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho xương, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa căn bệnh này.

3.1. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3

Axit béo omega-3 ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, giảm triệu chứng đau nhức. Omega-3 dồi dào trong các loại thực phẩm sau đây:

– Cá thu

– Cá ngừ

– Cá mòi

– Cá trích

– Cá hồi

– Tôm

– Cua

3.2.. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa có hàm lượng canxi và vitamin D cao rất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung collagen thủy phân giúp tăng độ bền và tính dẻo dai cho sụn, góp phần giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bạn có thể chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường.

3.3. Rau màu xanh đậm

Các loại rau xanh cung cấp canxi dồi dào, có tác dụng giảm thiểu tình trạng viêm khớp. Bên cạnh đó, trong rau xanh có vitamin K giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi.

Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm? Ăn uống đa dạng món, đủ chất

Tăng cường ăn rau xanh là chìa khóa cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật

3.4. Nấm

Nấm là thực phẩm giúp ngăn ngừa thoái hóa, hỗ trợ hấp thụ hàm lượng lớn vitamin D để nuôi dưỡng hệ xương khớp.

3.5. Các loại trái cây

Trái cây tươi nhất là các loại quả giàu vitamin C có thể chống lại sự phát triển của viêm khớp.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Do đó, tất cả mọi người cần tìm hiểu để thực hiện dự phòng càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, ngay khi xuất hiện triệu chứng đau nhức vùng lưng bất thường, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital