Tử cung mở khi chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Bạch Thị Thúy

Bác sĩ Sản phụ khoa

Làm sao để biết tử cung mở là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ mang thai, nhất là khi đang ở trong những tháng cuối thai kỳ. Cổ tử cung mở báo hiệu cho mẹ biết thời điểm chuyển dạ đã đến. Để biết được tử cung của mình đã mở hay chưa mẹ có thể theo dõi thông qua một số dấu hiệu như là dịch nhầy của âm đạo và các cơn gò tử cung của mình.

Khi mang thai mẹ cần quan tâm làm sao để biết tử cung mở

Làm sao để biết tử cung mở mà đến viện kịp thời là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ

1. Khi nào cổ tử cung mở

Cổ tử cung mở chính là một dấu mốc quan trọng để báo cho mẹ biết rằng mình đã chuẩn bị kết thúc quá trình “mang nặng” và sẵn sàng cho việc sinh con. Việc cổ tử cung mở nhanh hay chậm, lâu hay mau sẽ tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và nhiều yếu tố khác ở mỗi mẹ bầu.

2. Làm sao để biết cổ tử cung mở

Hành trình mang thai của một người mẹ sẽ trải qua trung bình là 40 tuần, có người sẽ sinh con trước hoặc sau thời gian đó. Ngay từ những lần mẹ thực hiện khám thai đầu tiên thì bác sĩ đã có thể dự đoán được ngày sinh của mẹ. Khi mẹ bắt đầu chuyển dạ là khi ấy cơ thể sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết rằng tử cung của mình đã mở, sẵn sàng cho việc sinh con.

2.1 Bung nút nhầy (bong nút nhầy)

Khi phụ nữ mang thai thì ở vị trí nối giữa cổ tử cung với âm đạo là một nút nhầy rất vững chắc. Nút nhầy này được coi là một hàng rào để thực hiện việc bảo vệ cho thai nhi, ngăn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay những lực tác động cơ học đến buồng ối. Chính vì lý do trên mà khi cổ tử cung bắt đầu mở thì nút nhầy sẽ bị bong ra, sau đó chất nhầy này sẽ thoát ra ngoài cửa âm đạo. Có thể nói đây là dấu hiệu để cảnh báo thời khắc chuyển dạ của mẹ chuẩn bị bắt đầu.

2.2 Xuất hiện cơn gò tử cung

Khi bắt đầu bước vào những tháng giữa của thai kỳ thì mẹ sẽ cảm thấy các cơn gò bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên đây là một hiện tượng diễn ra không thường xuyên, không gây cảm giác đau đớn với sản phụ. Nhưng khi mẹ bắt đầu bước vào tuần thứ 36 đến 40 của thai kỳ thì các cơn gò sẽ nhận thấy rõ rệt hơn. Càng những ngày gần sinh chu kỳ sẽ tăng dần, cả về mức độ xuất hiện và cảm giác đau cũng nhiều hơn.

Ở những mẹ mới sinh lần đầu thì thường sẽ có cảm giác đau hơn khi chuyển dạ, bởi lúc này tầng sinh môn của mẹ và cổ tử cung thường rất vững chắc.

2.3 Chảy nước ối

Khi chuẩn bị sinh con thì đi kèm với những cơn gò tử cung là những áp lực trong buồng tử cung nhằm đẩy nhi di chuyển xuống. Trong quá trình chuyển dạ, khi mà màng ối vỡ, sẽ có một lượng nước ối trong buồng tử cung chảy ra ngoài. Lúc này, vỡ ối sẽ khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và nhanh hơn nữa. Nếu thai phụ sắp đến ngày dự sinh nhưng chưa  xuất hiện những cơn gò nhiều, thì có thể bác sĩ sẽ dùng một thủ thuật là bấm ối, việc này sẽ chủ động làm màng ối vỡ ra.

3. Các giai đoạn mở của cổ tử cung

Tử cung mở là một trong những dấu hiệu mẹ chuẩn bị sinh

Tử cung mở là một trong những dấu hiệu mẹ chuẩn bị sinh

Việc biết được chính xác cổ tử cung mở được bao nhiêu thì sẽ sinh không giống nhau ở các thai phụ, mỗi người sẽ có một khoảng thời gian khác nhau, có người nhanh cũng có người chậm. Ban đầu cổ tử cung sẽ mở chỉ khoảng 1 cm báo hiệu sắp đến lúc lâm bồn và kể từ đó độ mở cổ tử cung sẽ ngày một tăng dần, thường thì độ rộng sẽ là thêm 1 cm sau mỗi tiếng, tuy nhiên cũng tùy ở mỗi mẹ mà độ mở có thể không chính xác theo thời gian như vậy.

Cổ tử cung mở được khoảng 1 – 4 cm

Đây vẫn là giai đoạn đầu còn gọi là giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ, trong quá trình chuyển dạ. Mẹ cần phải có độ mở rộng hơn mới có thể đón bé chào đời.

Cổ tử cung mở được khoảng 4 – 7 cm

Cổ tử cung mở đạt đến kích thước này thì còn được gọi là giai đoạn chuyển dạ tích cực. Lúc này những cơn gò chuyển dạ sẽ được diễn ra một cách dồn dập hơn và cũng có thể kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ trước đó khoảng từ 5 – 10 phút.

Cổ tử cung mở từ khoảng 7 – 9 cm

Lúc này mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Khi ấy thai nhi di chuyển đến một vị trí rất thấp ở gần xuống dưới tử cung, khiến mẹ đau dữ dội, tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ hay nữ hộ sinh đã có thể hỗ trợ hướng dẫn mẹ rặn sinh được rồi.

Cổ tử cung mở được 10 cm

Khi đạt đến kích thước này thì cũng là lúc mẹ đã rất sẵn sàng để sinh bé. Mẹ lúc này hãy thật chú ý đến cách rặn và thở theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp bé ra ngoài nhanh chóng mà không bị mất sức.

4. Cách nhận biết dấu hiệu tử cung mở sớm nguy hiểm

Hiện tượng khi mà cổ tử cung mở trước khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ được gọi là gọi là cổ tử cung mở sớm. Đây là một hiện tượng tương đối hiếm gặp và chỉ xảy ra ở khoảng 2% thai phụ. Tử cung lúc này yếu sẽ không thể duy trì được trạng thái đóng kín cổ tử cung trong quá trình mang thai còn lại và mở rộng trước khoảng thời gian được cho phép.

Trong một số trường hợp, cổ tử cung mở sớm là hiện tượng nguy hiểm

Trong một số trường hợp, cổ tử cung mở sớm là hiện tượng nguy hiểm

Đây là một hiện tượng nguy hiểm nhưng lại khó có thể phát hiện ra bởi chúng khá giống với những biểu hiện trong thai kỳ thông thường. Mẹ chỉ có thể biết khi đi thăm khám thai định kỳ và được bác sĩ thông qua sau khi kiểm tra. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể “tinh ý” nhận ra tình trạng này thông qua các dấu hiệu:

  • Cảm giác đau lưng xuất hiện nhiều
  • Cảm thấy nặng nề ở khu vực khung chậu
  • Đôi khi xuất hiện những cơn gò nhẹ nhẹ, chỉ hơi đau chứ không rõ ràng
  • Âm đạo thường xuyên tiết dịch, mỗi ngày một nhiều và loãng
  • Có hiện tượng chảy máu nhẹ

Tình trạng này hiện nay vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả, tuy nhiên có 2 biện pháp hỗ trợ mẹ giảm thiểu là: Nằm nghỉ ngơi nhẹ nhàng, thực hiện khâu eo tử cung.

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu hơn về cách “Làm sao để biết tử cung mở” rồi, hãy theo dõi thường xuyên thai kỳ không quên những mốc khám thai quan trọng cũng như lịch khám thai định kỳ của mình, để có thể biết được tình trạng của mẹ và con nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital