Làm gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì là hiện tượng gây ra những sự phiền toái nhất định đối với các bé gái. Nếu không có kiến thức cũng như sự chăm sóc tốt, các bệnh lý viêm nhiễm có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

1. Những điều cần biết về hiện tượng viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì

1.1. Những thay đổi về vùng kín ở giai đoạn tuổi dậy thì

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn các bé gái có sự thay đổi mạnh mẽ cả về mặt thể chất cũng như tâm sinh lý. Lúc này, các bé sẽ chuyển từ trạng thái của một đứa trẻ tiến sang giai đoạn trưởng thành và hoàn toàn có khả năng sinh sản. Do vậy, khu vực vùng kín lúc này cũng có sự thay đổi rõ rệt, để kịp thời thích nghi với quá trình phát triển của toàn cơ thể. Một số thay đổi ở khu vực tế nhị ở giai đoạn dậy thì như sau:

– Phần lông mu ở khu vực vùng kín đã có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn, chuẩn bị định hình mọc lên theo chiều tam giác ngược của phần mu.

– Vùng kín của bé gái trong giai đoạn dậy thì có thể sẽ xuất hiện mùi khó chịu do lúc này các tuyến mồ hôi cũng như bã nhờn đang có sự phát triển mạnh mẽ để đáp ứng tốc độ lớn lên của cơ thể. Trong giai đoạn này, các bé gái cũng rất có thể sẽ hay bị viêm lỗ chân lông, đặc biệt là ở khu vực vùng kín.

Viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì là hiện tượng gây ra những sự phiền toái nhất định đối với các bé gái

Viêm nhiễm vùng kín lúc tuổi dậy thì là hiện tượng gây ra những sự phiền toái nhất định đối với các bé gái.

– Khí hư bắt đầu xuất hiện và tiết ra nhiều lên, do đó vùng âm đạo của bé gái thường xuyên có hiện tượng ẩm ướt.

– Đối với một số bé gái, chu kì kinh nguyệt đã chính thức bắt đầu. Lúc này, các bé gái cần phải học cách sử dụng băng vệ sinh và vệ sinh phụ khoa trong suốt giai đoạn hành kinh.

– Vùng âm đạo trong giai đoạn dậy thì cũng đã phát triển to hơn, màu sắc cũng sậm hơn.

– Lúc này bên trong cơ thể, cơ quan sinh sản đã bắt đầu bài tiết và chứa các hormone progesteron. Do đó, các bé gái sẽ có khả năng mang thai nếu như phát sinh quan hệ tình dục ở thời điểm này.

Do có những thay đổi đáng kể ở khu vực vùng kín cũng như nội tiết tố bên trong như vậy mà các bé gái thường sẽ có cảm giác bối rối và xấu hổ, không biết cách làm thế nào để chăm sóc, xử lý các thay đổi đó. Do vậy, giai đoạn dậy thì rất cần các bậc phụ huynh, nhất là người mẹ cần có sự quan tâm và chia sẻ nhiều hơn với các bé, để từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh lý tốt nhất.

1.2. Tại sao các bé gái lại hay bị viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì?

Như đã nói ở trên, giai đoạn dậy thì diễn ra, đi kèm với những thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tâm sinh lý của bé gái. Do vậy, các em có thể vẫn chưa biết cách để xử lý, tự chăm sóc bản thân sao cho tốt. Cách vệ sinh, chăm sóc chưa tốt dẫn đến vùng kín có thể bị mắc viêm nhiễm. Một số bệnh lý viêm nhiễm có thể xảy ra ở tuổi dậy thì như: viêm âm đạo, ngứa vùng kín, viêm cổ tử cung,…

Bên cạnh đó, sự thay đổi nhanh của nội tiết tố cơ thể cũng gây ra việc hormone estrogen tiết ra mạnh mẽ, dịch âm đạo, kinh nguyệt cũng theo đó xuất hiện. Nếu không xử lý, chăm sóc tốt thời kỳ này thì các bé gái sẽ dễ bị mắc hiện tượng viêm nhiễm vùng kín.

Không có thói quen thay băng vệ sinh thường xuyên, vệ sinh vùng kín chưa sạch, để vùng kín quá ẩm ướt cũng là lý do bé gái lại hay bị viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn dậy thì.

1.3. Bé gái bị viêm nhiễm vùng kín trong tuổi dậy thì sẽ có biểu hiện như thế nào

Khi bị viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì, khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, đôi lúc có màu xanh, vàng, hoặc vón cục.

Khi bị viêm vùng kín, khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, đôi lúc có màu xanh, vàng, hoặc vón cục.

Khi bị viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì, các bé gái sẽ có thể có các biểu hiện sau:

– Khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, đôi lúc có màu xanh, vàng, hoặc vón cục.

– Vùng kín luôn ẩm ướt và có hiện tượng ngứa ngáy, có thể nóng rát hoặc hơi sưng nề.

– Đi tiểu tiện sẽ thấy hơi buốt, tiểu rắt, khó đi tiểu.

– Các bé gái bị kinh nguyệt ra không đều, rong kinh,…

Nếu như gặp phải một số triệu chứng như trên, các bậc cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và có cách điều trị, xử lý.

2. Bé gái bị viêm nhiễm vùng kín ở độ tuổi dậy thì sẽ cần điều trị như thế nào?

Việc đầu tiên cần làm đó là bác sĩ sẽ cần kiểm tra và xác định xem mức độ bị viêm của bé gái tới đâu, bệnh đang nặng hay nhẹ, có đáng lo hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra một số lời khuyên giúp tình hình bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn. Trong giai đoạn dậy thì, thông thường các bác sĩ sẽ vẫn cho bé gái sử dụng một số loại thuốc, có thể là thuốc uống và thuốc đặt âm đạo. Liều lượng sử dụng và thời gian cần phải sử dụng thuốc cũng phụ thuộc vào tình hình bệnh của bé.

Tuy nhiên, bé gái khi về nhà cũng cần có chế độ chăm sóc vùng kín, chăm sóc sức khỏe tốt để giúp nâng cao đề kháng cơ thể, giúp tình hình bệnh nhanh chóng được kiểm soát và khỏi hẳn.

3. Làm thế nào để phòng tránh việc bị viêm nhiễm vùng kín ở độ tuổi dậy thì?

Vệ sinh vùng kín đúng cách là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì

Vệ sinh vùng kín đúng cách là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Vấn đề quan trọng nhất mà phụ huynh cần giáo dục cho bé ở tuổi dậy thì đó là cách tự chăm sóc, vệ sinh vùng kín của mình. Bởi việc vệ sinh vùng kín đúng cách là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Một số cách chăm sóc, vệ sinh phụ khoa hiệu quả như sau:

– Làm sạch khu vực vùng kín hàng ngày. Nên sử dụng nước sạch hoặc có thể sử dụng cùng với một số loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

– Khi rửa cần rửa theo chiều từ trước ra sau, tránh chà xát mạnh gây tổn thương tới vùng kín.

– Không nên sử dụng chung các loại dầu gội, sữa tắm để vệ sinh phụ khoa. Cần lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, có độ pH thấp để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới môi trường cân bằng ở âm đạo.

– Không nên ngâm rửa quá lâu trong chậu nước, bởi lúc đó rất có thể các loại vi khuẩn từ khu vực hậu môn sẽ có cơ hội xâm nhập ngược lại vào âm đạo.

– Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh thường xuyên, tối đa 4 giờ/lần. Lựa chọn các loại băng vệ sinh có lỗ thoáng khí.

– Sử dụng các loại đồ lót thoáng mát, mềm mại, ưu tiên các chất liệu cotton, vải mềm, có lỗ thoáng khí. Thay mới đồ lót 3 tháng/lần để tránh vi khuẩn trú ngụ.

– Không nên tự ý cạo phần lông mu để phòng tránh việc lông mọc ngược gây tổn thương phần da ở vùng kín. Nếu muốn làm gọn, làm sạch, nên đi tới các trung tâm, cơ sở chuyên khoa để xử lý.

– Không nên quá lạm dụng sử dụng nhiều dung dịch vệ sinh trong ngày. Bởi điều này sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi tồn tại trong âm đạo, cũng như gây ra cảm giác khô rát, ngứa ngáy.

– Nếu vùng kín xuất hiện các hiện tượng lạ nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra. Không nên tự ý chữa bệnh theo các mẹo truyền miệng để tránh làm tình hình bệnh trở nên nặng hơn.

Liên hệ với Thu Cúc TCI để nhận được tư vấn và đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital