Làm gì để giảm đau sau mổ đẻ?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bí quyết giảm đau sau mổ đẻ được rất nhiều các mẹ tìm kiếm khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật lấy thai nhi. Bài viết dưới đây Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích giúp mẹ giảm đau và có một chế độ chăm sóc bản thân phù hợp.

1. Làm gì để giảm đau sau mổ đẻ?

Thay vì phải chịu nhiều đau đớn như khi sinh thường, các mẹ sinh mổ thường không phải chịu cơn đau chuyển dạ và trong quá trình sinh. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sinh mổ sẽ cảm giác đau. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người.

đau sau mổ đẻ

Khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sinh mổ sẽ cảm giác đau

Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ giảm đau sau khi sinh mổ:

1.1. Không ăn trước khi đánh hơi

Sau khi mổ đẻ, nhu động ruột của mẹ bị ảnh hưởng. Việc ăn ngay sau đó sẽ khiến đường ruột bị ứ lại nhiều khí. Bên cạnh đó, dạ dày lúc này hoạt động yếu sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, táo bón, khó tiêu và càng đau đớn hơn.

Nhưng chỉ cần đợi đến khi đánh hơi được, khoảng 6 tiếng sau sinh mổ, mẹ có thể ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, canh dễ tiêu hóa. Khoảng 48 tiếng sau sinh, nhu động của mẹ đã bắt đầu hoạt động trở lại lại bình thường, mẹ có thể ăn cơm. Mẹ lưu ý không nên ăn quá no nhé.

1.2. Nghỉ ngơi hợp lý

Trải qua quá trình sinh đẻ, mẹ đã phải tiêu tốn rất nhiều sức lực, sức khỏe giảm sút. Vậy nên, đây là khoảng thời gian mẹ cần dành nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân bằng việc nghỉ ngơi nhiều hơn. Ít nhất trong 24 tiếng đầu sau khi sinh, mẹ cần nằm nghỉ ngơi, không vận động, tránh làm ảnh hưởng đến các cơ bụng.

đau sau mổ đẻ cần nghỉ ngơi

Mẹ sau mổ sinh cần nghỉ ngơi nhiều

Mẹ tuyệt đối không được gồng người, nhất là cơ bụng dưới, tập hít thở sâu nhằm giảm cơn đau. Trường hợp có cảm giác buồn nôn, mẹ hãy đi tiểu nhằm giảm áp lực nơi bàng quang. Bởi nếu bàng quang đầy, tử cung sẽ bị đẩy lên cao gây nên các cơn co thắt tử cung và đau đớn cho mẹ.

1.3. Vận động sớm

Thực tế cho thấy mẹ tập vận động nhẹ nhàng như tập ngồi, tập đi, buông lỏng 2 chân xuống giường có thể giảm các cơn đau sau sinh mổ. Điều này giúp khí huyết được lưu thông, hạn chế tình trạng tụ máu, từ đó giảm đau nhanh, hiệu quả.

1.4. Sử dụng thuốc giảm đau

Không phải mẹ nào cũng có thể dùng thuốc giảm đau và cũng không nhất thiết phải sử dụng nếu mẹ có thể chịu được. Nếu cảm thấy cơn đau vượt ngoài sức chịu đựng của mình, mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau, không được tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi bác sĩ sẽ kê đơn dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân và thuốc không được gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Ngoài các phương pháp giảm đau trên, gây tê ngoài màng cứng cũng là một cách giúp mẹ giảm đau sau khi sinh mổ. Với phương pháp này, không những cơn đau được giảm bớt mà còn giúp kiểm soát tâm sinh lý của mẹ và rất ít tác dụng phụ.

2. Chăm sóc các mẹ sau sinh sao cho khoa học?

Với các mẹ sinh mổ, việc chăm sóc khoa học là điều cần thiết giúp phục hồi nhanh chóng, tránh các biến chứng hậu phẫu.

2.1. Chăm sóc vết mổ cho mẹ đau sau mổ đẻ

Ở tuần đầu sau sinh vết mổ chưa lành, mẹ cần vệ sinh vết mổ hàng ngày. Để tránh các biến chứng, nhiễm trùng, mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung.

Sang tuần thứ 2 vết mổ đã khô, bác sĩ sẽ cắt chỉ nếu không khâu bằng chỉ tự tiêu.

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ đau sau mổ đẻ

Như đã nhắc đến ở trên, mẹ sau khi mổ không được ăn bất cứ thứ gì trong 6 tiếng đầu và chỉ ăn các thức ăn dạng lỏng trong 48 tiếng đầu sau sinh. Mẹ có thể ăn uống bình thường ở các ngày tiếp theo. Chế độ dinh dưỡng cần chú ý bổ sung canxi, thức ăn giàu đạm, vitamin, một số yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng,…

đau sau mổ đẻ ăn gì

Mẹ sau khi mổ không được ăn bất cứ thứ gì trong 6 tiếng đầu và chỉ ăn các thức ăn dạng lỏng trong 48 tiếng đầu sau sinh

Ngoài ra, để có nhiều sữa cho con bú và hạn chế mất nước, mẹ cần uống nhiều nước. Thời gian này mẹ cũng cần tránh không ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng, sẹo lồi như thịt gà, hải sản, rau muống,…

2.3. Cho con bú càng sớm càng tốt

Có nhiều mẹ không cho con bú ngay sau sinh vì e ngại thuốc tê ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con bú bình thường sau khi sinh khoảng 1 tiếng nếu mổ sử dụng phương pháp gây tê và có thể cho bé bú sau khi sinh khoảng 6 tiếng nếu sử dụng phương pháp gây mê toàn thân.

Trong sữa non của mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể cần thiết giúp cho sự phát triển, tăng cường hệ miễn dịch của con. Ngoài ra, cho bé bú sớm còn giúp gắn kết tình mẫu tử, tử cung người mẹ nhanh chóng được hồi phục, giảm nguy cơ bị băng huyết.

2.4. Vệ sinh cá nhân

Sau sinh, hoạt động vệ sinh cá nhân của mẹ đều có thể được thực hiện bình thường như đánh răng, rửa mặt,… nhưng nên lưu ý dùng nước ấm và đánh răng bằng bàn chải mềm. Trong 10 ngày đầu sau sinh, mẹ nên lau rửa thân thể với nước ấm và lau khô người. Những ngày tiếp theo, mẹ có thể tắm rửa bình thường nhưng phải trong phòng kín gió, hạn chế tắm lâu và không làm ướt vết mổ.

Các mẹ sinh mổ cần đặc biệt chú ý chăm sóc cơ thể và thực hiện đúng các biện pháp trên. Tuy nhiên, cơn đau có dấu hiệu không thuyên giảm và còn kèm theo một số dấu hiệu như sốt, ra sản dịch, sưng đỏ vết mổ hoặc bị tiết dịch,… ở giai đoạn hậu phẫu. Nếu gặp tình trạng trên, mẹ nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị. Ngoài ra, các mẹ nên thăm khám kiểm tra sức khỏe từ tuần thứ 3 sau khi mổ.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ có thể nắm được các phương pháp để giảm đau sau mổ đẻ, đồng thời mẹ cũng biết cách để chăm sóc bản thân trong giai đoạn này.

Liên hệ Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital