Kinh nguyệt không đều là một dấu hiệu của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ. Những rối loạn này nếu kéo dài có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý, vì vậy cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để kiểm tra tình trạng cơ thể.Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Menu xem nhanh:
Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý của quá trình trưởng thành của một người nữ. Trong khoảng 1 -2 năm đầu thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không được đều, nguyên nhân có thể là do hoạt động của buồng trứng chưa được ổn định, ngoài ra sự mất cân bằng giữa hormone estrogen cũng như progesterone gây ra tình trạng bất thường tại mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc theo dõi chu kì kinh nguyệt quan trọng để biết được những triệu chứng bất thường của cơ thể.18 tuổi kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt bình thường
Bình thường, người nữ sẽ bắt đầu có kinh nguyệt từ khoảng năm 11 – 18 tuổi tuy nhiên với mỗi người thì có thể sớm hoặc muộn hơn, vòng kinh trung bình của người nữ rơi vào khoảng 22 – 35 ngày, thời gian có kinh khoảng 3 – 7 ngày. Lương máu kinh không quá nhiều, trung bình sẽ khoảng 3 – 5 lần thay băng trong một ngày.
Kinh nguyệt không bị tanh, máu không bị đông và có màu đỏ tươi là tình trạng kinh nguyệt bình thường.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 17 biểu hiện như thế nào?
Vòng kinh không đều
Một vòng kinh tương đương với một chu kỳ kinh nguyệt của người nữ. Chu kỳ này được đếm như sau: ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt sau. Trung bình một vòng kinh của người nữ 22 – 35 ngày. Vòng kinh được gọi là quá dài khi > 35 ngày, quá ngắn khi Khi vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn thì đó là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt[/caption]
Vô kinh
Vô kinh nguyên phát: Tuổi bắt đầu có kinh của các bạn gái là khoảng bắt đầu từ 12 – 18 tuổi nhưng có những trường hợp kinh nguyệt đến rất muộn. Có trường hợp đến khoảng 20 tuổi mới bắt đầu xuất hiện thì đây được gọi là vô kinh nguyên phát
Vô kinh thứ phát: Đây là tình trạng khi đang có chu kỳ kinh đều hàng tháng nhưng đột nhiên 3 tháng trở lên không có kinh. Một vài trường hợp còn có thể nửa năm mới có một lần.
Vô kinh giả: Đây là tình trạng máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài
Băng kinh
Băng kinh là hiện tượng máu kinh trong chu kỳ nguyệt san ra rất nhiều. Có thể gây hiện tượng choáng váng, mệt mỏi, một số trường hợp có thể bị ngất xỉu. Lượng máu kinh ra một ngày lên đến 150ml hoặc hơn.
Ít máu kinh
Ngược lại với băng kinh thì ít máu kinh là hiện tượng mà kinh nguyệt ra quá ít trong chu kỳ, tính trung bình nếu lượng máu Rong kinh
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt đúng nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ.
Thiểu kinh
Hiện tượng thiểu kinh, là tình trạng mà lượng máu kinh rất ít, thỉnh thoảng không có kinh trong vài tháng hoặc ra kinh như nhỏ giọt trong chu kỳ kinh. Chu kỳ kinh ngắn, chỉ khoảng 2 ngày hoặc ít hơn.
Thống kinh
Thống kinh là cơn đau bụng rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh, những cơn đau lan tỏa khắp bụng, đôi lúc kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau lưng, đau đầu, sốt nhẹ, bủn rủn tay chân, thay đổi cảm xúc.
Màu sắc màu kinh thay đổi
Màu sắc bình thường của kinh nguyệt thường có màu đỏ đậm, không bị máu đông. Tuy nhiên khi màu kinh chuyển sang hồng nhật, máu kinh dạng lỏng như nước hoặc máu kinh chuyển sang màu đen có rất nhiều cục máu đông thì là một hiện tượng bất thường.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên trầm trọng
Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: tiêu chảy, mọc mụn trứng cá, thay đổi cảm xúc, khó ngủ,… ngoài ra còn một số biến đổi về mặt cơ thể như căng tức vú, đau đầu, chóng mặt, tay chân sưng phù,…xảy ra khi gần đến ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên nhưng biểu hiện trên nếu tăng cấp ở mức độ quá nặng nề, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ cá nhân thì cần phải điều trị vì đó là dấu hiệu bất thường.
Tại sao con gái dễ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 18
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều là một hiện tượng không hiếm gặp ở người nữ tuổi 18.
Ở tuổi 18 nội tiết tố lúc này đang thay đổi, hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Vì thế mà chu kỳ kinh nguyệt chưa đều, hay bị đau bụng kinh, có những trường hợp nhau ra nhiều máu hoặc ít máu. Ngoài ra, ở tuổi này thanh thiếu niên cũng rất hay gặp căng thẳng, stress từ môi trường sống xung quanh, chế độ ăn lúc này có thể thiếu đi sự cân bằng.
Nên làm gì nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này?
Kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt là những dấu hiệu bình thường khi ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi để có những can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, có một số phương pháp dưới đây có thể thực hiện để ổn định lại chu kỳ kinh ở tuổi dậy thì
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh:
Các phụ huynh nên tham khảo ý kiến của những chuyên gia dinh dưỡng ở độ tuổi dậy thì của con trẻ.
- Bổ sung rau xanh, trái cây trong bữa ăn
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: cafe, rượu, thuốc lá,…
Nhắc nhở trẻ, hình thành thói quen để ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc. Hạn chế quà vặt, thức ăn nhanh, trà sữa,…Đây là những đồ ăn không bổ sung chất dinh dưỡng mà lại làm cho trẻ ở độ tuổi dậy thì dễ bị tích tụ mỡ máu lại làm tình trạng kinh nguyệt không đều trầm trọng hơn.
Tham gia các hoạt động thể chất vừa phải
Rèn luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, vóc dáng, sức đề kháng và còn giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.
Hoạt động thể chất giúp cải thiện căng thẳng và mệt mỏi, giúp cho người nữ có một tâm lý thoải mái hơn.
Trong những ngày kinh nguyệt các bạn nữ cũng nên vận động nhẹ nhàng cho cơ thể dẻo dai, nhưng tránh luyện tập quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Chăm sóc vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Chăm sóc vùng kín, giữ cho vùng kín sạch sẽ là một trong những phương pháp giúp duy trì ổn định kinh nguyệt để tránh tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Lựa chọn một loại dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể
- Không tự ý sử dụng phương pháp thụt rửa âm đạo khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ
- Không nên ngâm mình trong bồn tắm, bể bơi quá lâu
- Thay quần lót hàng ngày, phơi ở những nơi có nắng
- Đến chu kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh 4 -5 lần/ngày để tránh bị nhiễm khuẩn vùng kín
Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì là điều mà các bố mẹ luôn cần đồng hành cùng con. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đảm bảo chất lượng chuyên môn với những bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm. Hệ thống trang thiết bị được đầu tư, nhập khẩu theo chuẩn Quốc tế được hàng ngàn khách hàng lựa chọn là nơi địa chỉ uy tín hàng đầu, an tâm thăm khám.