Khuyến nghị tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Trong tình hình dịch bệnh bạch hầu bắt đầu bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay, Bộ Y tế khuyến nghị tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ em và cả người lớn. Xem ngay các thông tin bệnh bạch hầu và vắc xin bạch hầu dành cho trẻ dưới đây!

1. Bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng và nhiễm độc cấp tính nặng, có nguy cơ gây tử vong cao. Bệnh này chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp và gây tổn thương ở vòm hầu, họng, mũi, thanh quản và đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Một trong những đặc điểm đặc trưng của bạch hầu là sự hình thành màng giả tại nơi bị nhiễm khuẩn.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu nhất

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu nhất

– Bệnh bạch hầu do trực khuẩn gram (+) mang tên khoa học Corynebacterium diphtheriae gây ra. Con người là nguồn lây bệnh duy nhất, bao gồm cả người bệnh và những người mang trực khuẩn bạch hầu mà không có triệu chứng.

– Trực khuẩn bạch hầu lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với chất tiết từ đường hô hấp (như nói chuyện, ho, hắt hơi,…) hoặc lây truyền gián tiếp qua các vật dụng (như đồ chơi, khăn lau,…) dính chất tiết của người bị nhiễm khuẩn trong khoảng 2-3 tuần hoặc ít hơn.

– Vì khả năng lây nhiễm cao, những người mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly với mọi người và thành viên trong gia đình.

– Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh bạch hầu, đặc biệt là trẻ em chưa có hệ miễn dịch phát triển đầy đủ hoặc chưa được tiêm vắc xin để tạo kháng thể chủ động ngừa bệnh. Trong trường hợp người mẹ đã có miễn dịch, đứa con mới sinh có một mức độ miễn dịch tương đối do mẹ truyền cho. Đây được gọi là miễn dịch thụ động và thường mất đi trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi.

– Nguy cơ lây bệnh sẽ chấm dứt sau khoảng 24-48 giờ và tối đa là 4 ngày khi được điều trị bằng kháng sinh. Sau khi trẻ nhiễm trực khuẩn bạch hầu, triệu chứng thường xuất hiện sau 2-5 ngày. Sự nặng nhẹ của triệu chứng phụ thuộc vào độ dày của màng giả, tuổi tác và các bệnh lý khác có sẵn trong cơ thể.

Tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ trước nguy cơ lây nhiễm cao khi có dịch bệnh bạch hầu hoành hành. Tiêm chủng vắc xin bạch hầu có hiệu quả bảo vệ lên đến 97% nhưng giảm theo thời gian, nên cần tiêm chủng nhắc lại cho trẻ từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.

2. Các thể bệnh bạch hầu

Có một số thể bệnh bạch hầu khác nhau:

– Bạch hầu mũi: Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và có các triệu chứng tương tự như cảm cúm, bao gồm: gây kích thích làm loét, xước và viêm đỏ ở vùng da cánh mũi, bờ môi trên, dịch chảy từ mũi. Màng giả cũng có thể hình thành ở vách mũi, nhưng rất khó thấy. Triệu chứng toàn thân thường là triệu chứng nhẹ.

– Bạch hầu họng (bạch hầu amiđan): Đây là thể bạch hầu phổ biến nhất, chiếm một phần hai đến một phần ba số ca. Bệnh thường có triệu chứng khởi phát từ từ. Trẻ mắc bạch hầu họng thường bị sốt nhẹ, mệt mỏi và đau họng. Các triệu chứng khác bao gồm quấy khóc, bỏ bú, da xanh, kém ăn, nuốt đau, buồn nôn, ói mửa, mạch chậm.

Một đặc điểm đặc trưng của thể bệnh này là sự hình thành màng giả màu xám trắng trên amiđan, sau đó lan ra các vùng như thanh quản, mũi, lưỡi gà, vòm họng, hầu. Màng giả bám chặt vào các mô bên dưới, và khi cố gắng tách ra có thể gây chảy máu. Qua quá trình thăm khám, phát hiện màng giả là đủ để chẩn đoán bệnh và cần điều trị bạch hầu ngay lập tức, không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm với nhiều thể bệnh khác nhau

Bệnh bạch hầu nguy hiểm với nhiều thể bệnh khác nhau

– Bạch hầu thanh quản: Thường phát triển sau khi bạch hầu đã xuất hiện ở họng. Bệnh nhân thường có sốt nhẹ, ho khan, tiếng khàn (100%) và các triệu chứng hít thở khó khăn dần dần. Khó thở ngày càng trở nên nặng, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi màng giả lan xuống khí quản. Trẻ có thể trở nên khó thở, hỗn loạn, bí bách và da tím tái. Nếu không mở khí quản kịp thời, trẻ có thể tử vong do biến chứng suy hô hấp.

– Bạch hầu ác tính: Đây là thể bạch hầu nghiêm trọng nhất, có biểu hiện ồ ạt hơn so với các thể bệnh khác. Bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm độc nặng với các triệu chứng bao gồm sốt cao, da tím tái, nhịp tim nhanh và huyết áp giảm. Màng giả thường lan nhanh từ amidan qua vòm hầu và lan rộng đến cả hai lỗ mũi. Các hạch quanh cổ sưng to và có phù nề, tạo nên hình ảnh “cổ bạnh” đặc trưng.

Trẻ có thể chảy máu từ mũi, miệng và da. Biến chứng có thể xảy ra nhanh chóng chỉ sau vài ngày. Hơn một nửa số trẻ mắc bạch hầu ác tính tử vong mặc dù đã được điều trị.

– Ngoài những thể bệnh trên, bạch hầu cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan khác như lỗ tai, mũi, da, kết mạc và âm đạo. Thường thì các triệu chứng ở những vùng này nhẹ và ít gây ra tình trạng nhiễm độc.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm với nhiều thể bệnh khác nhau có thể tấn công trẻ em với sức đề kháng yếu ớt. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin để tạo “màng chắn” vững chắc bảo vệ con trước mọi nguy cơ lây nhiễm bệnh.

3. Tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ

Tiêm ngừa bạch hầu là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi bệnh bạch hầu. Việc tiêm ngừa bạch hầu giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ phát triển kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Bộ Y tế khuyến nghị tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ

Bộ Y tế khuyến nghị tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ

Dưới đây là các loại vắc xin ngừa bạch hầu hiệu quả dành cho trẻ em đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay:

– Đối với trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi có vắc xin 6in1 Hexaxim (Pháp) và vắc xin Infanrix hexa (Bỉ).

– Đối với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi có vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp).

– Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn có vắc xin Adacel (Canada) và vắc xin Boostrix 0,5ml (Bỉ).

Các loại vắc xin này đều là vắc xin kết hợp, ngừa đồng thời các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có thành phần ngừa bệnh bạch hầu. Tiêm phòng bạch hầu là phương pháp dự phòng y tế quan trọng, được Bộ Y tế khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe tương lai cho trẻ em.

Hiện tại, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có sẵn đầy đủ các loại vắc xin để mọi trẻ em đều được chủng ngừa và được bảo vệ toàn diện sức khỏe. Tại Thu Cúc TCI, cha mẹ có thể yên tâm vì trẻ được chủng ngừa an toàn và hiệu quả theo đúng quy trình tiêm chủng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, được thăm khám sức khỏe và trực tiếp tiêm chủng bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ. Đồng thời, chất lượng vắc xin cũng cam kết đảm bảo do được bảo quản trong hệ thống tủ chuyên dụng hiện đại.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bậc phụ huynh khuyến nghị tiêm ngừa bạch hầu cho trẻ. Để được tư vấn chi tiết về vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp cho trẻ, hãy liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, ba mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital