Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Cắt bao quy đầu là hình thức can thiệp ngoại khoa vào lớp da bao bọc xung quanh “cậu nhỏ” của nam giới. Các chuyên gia cho rằng, phẫu thuật cắt bao quy đầu là cách giúp trẻ em giải quyết được vấn đề khó tiểu và vệ sinh vùng kín liên quan đến những bất thường ở vùng da bao quy đầu. Vậy khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu trẻ em?

1. Khi nào nên thực hiện kỹ thuật cắt bao quy đầu trẻ em?

Nếu trẻ em gặp phải một số bất thường về lớp da quy đầu, cắt da quy đầu là biện pháp cuối cùng được áp dụng sau khi đã thử những phương pháp không xâm lấn và bảo tồn khác nhưng thất bại. Thông thường, phương pháp cắt bao quy đầu được thực hiện ở những trẻ lớn và đã thành niên. Rất ít khi được áp dụng cho những trẻ quá nhỏ, trừ trường hợp các dấu hiệu viêm nhiễm và khó tiểu ở mức độ trầm trọng. Một số dấu hiệu khác thường ở bao quy đầu trẻ em như sau:

1.1. Bao quy đầu dài

Hiện tượng da bao quy đầu trùm lấy toàn bộ dương vật và khó lộn được lớp da này xuống một cách tự nhiên. Đồng thời, dương vật không lộ ra ngoài kể cả trong trạng thái bình thường hoặc cương cứng (với trẻ dậy thì).

1.2. Hẹp bao quy đầu

Đây là hiện tượng sinh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, với những trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn bị hẹp hoặc trẻ nhỏ nhưng gặp khó khăn khi đi tiểu, hay bị viêm nhiễm vùng kín thì được coi là hẹp bao quy đầu bệnh lý.

1.3 Nghẹt bao quy đầu

Triệu chứng điển hình của nghẹt bao quy đầu là miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, hoặc thậm chí là phần da bao quy đầu dính luôn với quy đầu dương vật, gây tắc nghẽn lưu thông máu ở quy đầu. Căn bệnh này thường xuất hiện sau khi trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng bố mẹ tự nong cho con không đúng cách.

Những tình trạng trên nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những bệnh nam khoa nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải sau này. Chẳng hạn như viêm nhiễm dương vật, xuất tinh sớm, viêm niệu đạo hoặc ung thư dương vật.

Do đó, cách tốt nhất để hạn chế được những biến chứng nguy hiểm về sau là các bậc phụ huynh phải chủ động đưa con đi khám và thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải lưu ý một điều rằng, phải lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Nên cắt bao quy đầu trẻ em theo chỉ định của bác sĩ

Nên cắt bao quy đầu trẻ em theo chỉ định của bác sĩ

2. Lợi ích của phương pháp cắt bao quy đầu cho trẻ em là gì?

Ngoài việc điều trị bệnh lý liên quan tới bao quy đầu, vẫn còn một số lý do giải thích tại sao cần phải cắt bao quy đầu cho trẻ em. Cụ thể là:

– Vệ sinh vùng kín dễ dàng hơn: Cắt bỏ da thừa ở quy đầu sẽ giúp loại bỏ hết những cặn bẩn và vi khuẩn tích tụ ở đầu dương vật.

– Hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm: Dương vật luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ và trong trạng thái khô thoáng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục của trẻ.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống về sau: Cắt bao quy đầu không ảnh hưởng đến chức năng tình dục sau này mà ngược lại, hẹp bao quy đầu bẩm sinh có thể khiến dương vật ngắn và nhỏ hơn so với bình thường, dễ xuất tinh sớm cũng như cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.

– Giảm nguy cơ vô sinh hiếm muộn hoặc ung thư dương vật: Bệnh lý về bao quy đầu là một trong những tác nhân gây hoại tử và ung thư dương vật, cũng như vô sinh hiếm muộn ở nam giới về sau.

Cắt bao quy đầu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ

Cắt bao quy đầu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ

3. Cách chăm sóc và vệ sinh vết mổ cho trẻ sau khi cắt bao quy đầu

Sau khi trẻ cắt bao quy đầu xong, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đặc biệt đến khâu chăm sóc và vệ sinh vết mổ. Điều này sẽ giúp con nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ xảy ra những biến chứng về sau. Theo đó, bố mẹ cần phải chú ý những điều sau:

– Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, an toàn và không gây kích ứng để làm sạch phân, nước tiểu dính trên “cậu nhỏ” khi trẻ em đi vệ sinh.

– Thay băng y tế và tã thường xuyên cho trẻ.

– Tránh va chạm hoặc kéo mạnh vào bao quy đầu của trẻ vì có thể khiến vết mổ bị rách, chảy máu.

– Nên cho con ăn đồ nhẹ nhàng và bổ sung chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất có nguồn gốc từ thịt sữa, rau xanh, trái cây tươi. Không cho con ăn những loại thực phẩm mang tính cay nóng.

– Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thấm mồ hôi và thoáng mát.

Bố mẹ cần phải chăm sóc và vệ sinh vết mổ cẩn thận cho trẻ

Bố mẹ cần phải chăm sóc và vệ sinh vết mổ cẩn thận cho trẻ

Bài viết trên đây là những chia sẻ hữu ích giúp các bậc phụ huynh cảm thấy an tâm hơn khi có ý định cắt bao quy đầu cho con. Nhìn chung, cắt bao quy đầu trẻ em là thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, không gây nguy hiểm nhưng phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao. Sau khi cắt bao quy đầu xong, bố mẹ phải chú ý chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con để trẻ hồi phục nhanh chóng, hạn chế xảy ra những biến chứng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital