Khi nào nên làm tầm soát ung thư cổ tử cung? 

Ung thư cổ tử cung là một  trong những bệnh lý ung thư phổ biến ở phụ nữ, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau ung thư vú. Nhưng với sự tiến bộ của y học hiện đại cho phép phát hiện ung thư cổ tử cung sớm và có cơ hội điều trị khỏi bệnh tới 90%. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để làm tầm soát ung thư cổ tử cung?

1. Lý do nên tầm soát ung thư cổ tử cung sớm?

Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển một cách bất thường. Ung thư cổ tử cung có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản và các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe.

Điều nguy hiểm là các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm thường rất mơ hồ, khó có thể nhận biết. Khi bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhưng đa số có suy nghĩ chủ quan và không thực hiện thăm khám sớm.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là thực hiện các kỹ thuật y khoa như khám phụ khoa, nội soi cổ tử cung hay xét nghiệm phết tế bào âm đạo,… để nhận diện sớm các bất thường.

Do vậy mà tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em. Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm giúp phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư để mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công cao.

– Giai đoạn đầu: Giai đoạn ung thư cư trú, tỷ lệ chữa khỏi bệnh tới 90%.

– Ở giai đoạn 2: Tỷ lệ chữa khỏi bệnh giảm còn 65%.

– Ở giai đoạn 3: Đây là giai đoạn muộn của bệnh nên việc điều trị cũng trở lên khó khăn hơn. Tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 35%.

– Giai đoạn cuối: Tỷ lệ chữa khỏi bệnh chỉ khoảng 15% và để lại rất nhiều biến chứng về sức khỏe.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào sẽ phát triển mạnh và giảm hiệu quả điều trị.

sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản và các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe.

2. Thời điểm và lưu ý khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

2.1. Ai nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung có khả năng mắc với bất kì đối tượng phụ nữ nào. Có tới 95% phụ nữ mắc căn bệnh này do virus HPV gây ra. Cùng với đó là một số nguyên nhân khác như:

– Bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

– Lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài hoặc hút các chất kích thích.

– Sinh con quá sớm (trước tuổi 17) hoặc sinh đẻ nhiều lần (trên 5 người con).

– Có tiền sử ung thư hoặc mẹ/chị/em gái ruột từng mắc ung thư tử cung.

2.2. Thời điểm tốt nhất để làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Thời điểm, tần suất thực hiện và lựa chọn xét nghiệm phụ thuộc vào độ tuổi và tiền sử bệnh lý của chị em.

Theo các chuyên gia y tế thì chị em nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung từ độ tuổi 21.

– Từ 21 đến 24 tuổi nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thinprep với tần suất 3 năm/lần.

– Từ 25 đến 65 tuổi nên thực hiện kết hợp xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm/lần.

Phụ nữ sau 65 tuổi nếu không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường ở mức độ trung bình/cao/ác tính và có 3 kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm thì có thể dừng thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.

Trường hợp chị em đã cắt toàn bộ tử cung, bao gồm cả cổ tử cung trong quá trình điều trị bệnh u xơ tử cung có thể cân nhắc trước khi thực hiện.

Ngoài ra, với người thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung vẫn nên duy trì thực hiện các xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Thời điểm thực hiện sàng lọc dựa vào độ tuổi và tiền sử bệnh lý của từng người.

2.2. Lưu ý cho chị em trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Tính tới thời điểm hiện tại, có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến là xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp 2 xét nghiệm này giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung được hiệu quả nhất.

Quy trình thực hiện xét nghiệm này rất đơn giản, nhanh gọn, thường được thực hiện trong khoảng từ 5 – 10 phút.

Để đảm bảo được độ chính xác của các xét nghiệm, trước khi thực hiện chị em nên lưu ý:

– Không thụt rửa âm đạo mạnh khoảng 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.

– Không quan hệ trong ít nhất 48 giờ.

– Tạm ngưng sử dụng các sản phẩm kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo.

– Không thực hiện tầm soát khi đang hành kinh. Nên thực hiện sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc 3 – 5 ngày.

– Với những trường hợp bị viêm nhiễm âm đạo nên điều trị khỏi trước khi làm xét nghiệm.

– Kết thúc quá trình thăm khám, chị em có thể hoạt động bình thường. Trong trường hợp chảy máu âm đạo thì đây là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì cần thông báo sớm với bác sĩ để kiểm tra.

– Lựa chọn địa chỉ y tế thăm khám uy tín để đảm bảo kết quả được chính xác và có thể phát hiện sớm những bất thường.

ung thư cổ tử cung

Người bệnh cần nắm rõ những lưu ý để nhận kết quả thăm khám chính xác nhất

Chị em nếu đang tìm kiếm địa chỉ tầm soát uy tín và hiệu quả thì không thể không nhắc tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp và có phác đồ điều trị bệnh tốt nhất. Cùng với đó là hệ thống máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại liên tục được đồng bộ, cập nhật đảm bảo quy trình thăm khám nhanh chóng và kết quả được chính xác.

Bài viết trên đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích về tầm soát ung thư cổ tử cung. Mong rằng chị em sẽ chủ động và có cách để bảo vệ tốt sức khỏe của cơ thể. Ngoài những thời điểm được đề cập tới thì khi cơ thể có biểu hiện bất thường, nên tới cơ sở uy tín để thực hiện tầm soát sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital