Khi nào nên cho trẻ ăn dặm ham khảo bài viết dưới đây

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa
Nên cho trẻ ăn dặm khi nào để giúp trẻ hấp thụ tốt, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ phát triển là câu hỏi thường gặp ở rất nhiều cha mẹ. Để giải đáp những thắc mắc đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây

Dấu hiệu cho thấy nên cho trẻ ăn dặm

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy việc xác định thời điểm tập ăn dặm cho bé là vô cùng quan trọng. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, do nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thức ăn cho trẻ.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Trẻ háo hức khi nhìn thấy đồ ăn cũng có thể là biểu hiện của việc trẻ muốn ăn dặm (ảnh minh họa)

Ngoài ra việc nên cho trẻ ăn dặm còn dựa vào các dấu hiệu thông thường sau

Bé thường xuyên có cảm giác đói

Trẻ sơ sinh thường có nhu cầu bú mẹ nhiều, tuy nhiên khi tới độ tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), thói quen ăn uống của bé dần được ổn định hơn, khi đó số lượng bữa ăn sẽ giảm đi nhưng khối lượng thức ăn mỗi bữa sẽ tăng lên.

Khi trẻ ở trong giai đoạn này mà trẻ luôn có biểu hiện đói, đòi ăn thường xuyên mặc dù được bú mẹ no, thì có thể cho thấy bé đang có nhu cầu ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Bé hay bị mất ngủ đêm

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, việc bú mẹ buổi tối không đủ no khiến bé quấy khóc, khó ngủ vào buổi đêm làm cho mẹ và bé đều bị mất ngủ. Dấu hiệu này cũng có thể cho thấy bé muốn được bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ để bé không cảm thấy đói vào ban đêm và giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

Khi bé có thể tự ngồi được

Đây là một dấu hiệu rất quan trọng để xác định khi nào nên cho trẻ ăn dặm. Bé chỉ ăn dặm khi bé có thể kiểm soát được đầu và cổ, đặc biệt trẻ có thể ngồi lên ngay khi được ba mẹ giúp đỡ.

Dấu hiệu trẻ có thể ăn dặm

Bé chỉ ăn dặm khi bé có thể ngồi được, có thể kiểm soát được đầu và cổ (ảnh minh họa)

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc muộn có ảnh hưởng gì đến trẻ

– Trẻ ăn dặm sớm

Nhiều mẹ cho rằng cho con ăn dặm sớm, ăn bổ sung sớm để con cứng cáp hơn và không bị đói nên không ít trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 3,4. Điều đó ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hơn nữa thức ăn dặm thường thường khó tiêu hơn do đó ăn dặm sớm có thể khiến bé bị biếng ăn, chậm tăng cân.

– Cho trẻ ăn dặm muộn

Ngược lại, cho trẻ ăn dặm muộn trong khi sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân, vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng đủ dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ.

Cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm (ảnh minh họa)

Cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm (ảnh minh họa)

– Vì vậy đối với trẻ đến độ tuổi ăn dặm và có những dấu hiệu muốn ăn dặm thì cần cho trẻ ăn dặm tuần tự từ các thức ăn dạng lỏng, rồi dần chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital