Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú là phương pháp tầm soát hiện đại nhất cho phép phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở tuyến vú. Từ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện ra bệnh sớm, kịp thời đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh. Chính vì những ưu điểm nổi trội hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nên kĩ thuật này ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Vậy khi nào cần chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú?
Menu xem nhanh:
1. Chụp cộng hưởng MRI tuyến vú là gì?
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (viết tắt của Magnetic Resonance Imaging) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Từ kết quả chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ có thể chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh và có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân. Không giống như chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ không sử dụng bức xạ gây hại của tia X nên rất an toàn với bệnh nhân, kể cả phụ nữ có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang (trong chụp CT và X-quang) hoặc có tiền sử phẫu thuật.
2. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ tuyến vú?
Vây khi nào cần chụp cộng hưởng từ tuyến vú? Nếu đang ở trong các trường hợp dưới đây, người bệnh nên thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến vú.
2.1. Tầm soát ung thư vú ở nhóm có nguy cơ cao
Có một số nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mắc phải ung thư vú. Vì vậy, khi đi kiểm tra, khám tuyến vú định kỳ mỗi năm một lần nếu là một trong những trường hợp đặc biệt sau đây:
– Sau khi khám lâm sàng, phát hiện có khối u bất thường ở vú, có thể kèm theo các dấu hiệu nghi ngờ khác.
– Xuất hiện đột biến gen BRCA1, BRCA2.
– Có tiền sử gia đình có người đã mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú.
– Xuất hiện hiện tượng chảy dịch núm vú bất thường.
Dựa vào những tiểu sử trên mà các bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân có nên chụp cộng hưởng từ vú hay không. Chụp MRI là một trong những công cụ hiệu quả nhất hiện này trong việc tầm soát ung thư vú, thường được chỉ định khi kết quả khám lâm sàng nghi ngờ hoặc với các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao. Đây cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay, giúp xác định chính xác kết quả bệnh nên chị em cũng đừng quá lo lắng khi bác sĩ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú nhé!
2.2. Đánh giá tình trạng tuyến vú trước khi điều trị
Ngoài dùng để tầm soát ung thư vú, chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú còn giúp xác định tình trạng tuyến vú hiện tại của bệnh nhân. Từ kết quả chụp MRI, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phác đồ điều trị hợp lí cho bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ tuyến vú giúp xác định:
– Cần đánh giá mức độ lan rộng và xâm lấn của ung thư vú hoặc nghi ngờ có thêm ung thư ở vú còn lại
– Phát hiện triệt để các khối ung thư khác ở vú cùng bên hoặc ở vú đối bên.
– Tìm kiếm hạch bất thường nằm ở vùng nách, trung thất, thượng đòn.
– Phát hiện các bệnh lý liên quan đến tuyến vú khác.
2.3 Đánh giá các bất thường khó xác định trên nhũ ảnh
Đôi lúc, một số dấu hiệu bất thường của tuyến vú không thể đánh giá đầy đủ bằng chụp X – quang nhũ ảnh và siêu âm, vì vậy, cộng hưởng từ được lựa chọn trong trường hợp này. Có thế kể đến một số trường hợp như:
– Đã siêu âm, chụp X – quang nhũ ảnh và phát hiện bất thường nhưng chưa đủ để các bác sĩ kết luận.
– Phát hiện ung thư vú ẩn hoặc phát hiện hạch nằm ở nách nhưng không thấy trong kết quả siêu âm tuyến vú hoặc chụp nhũ ảnh.
2.4. Đánh giá hiệu quả sau khi điều trị u vú
Trong diều trị ung thư vú, phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định để cắt bỏ hoàn toàn khối u ung thư và hạn chế tình trạng xâm lấn sang các vùng xung quanh. Lúc này, chụp phim cộng hưởng từ sẽ được các bác sĩ xem xét thực hiện để đánh giá khả năng sót lại tổn thương sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u và kiểm tra có tái phát u sau khi đã phẫu thuật. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ung thư vú sẽ được điều trị hóa chất trước khi phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. Lúc này, chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú còn giúp đánh giá tình trang và kết quả trước, trong và sau điều trị nội tiết tố hoặc hóa trị liệu.
2.5. Đánh giá tình trạng túi nâng ngực khi nghi ngờ bị rò rỉ hoặc vỡ túi ngực
Ngoài các công dụng trên, chụp cộng hưởng từ vú là phương tiện tốt để xác định có rách vỡ túi ngực hay không.
3. Những lưu ý cho người khám khi chụp cộng hưởng từ tuyến vú
Có một số lưu ý chị em cần chú ý khi chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú:
– Không có quy định cụ thể nào bắt buộc nhịn ăn trước khi thực hiện chụp MRI. Trước khi đến khám, người khám có thể ăn nhẹ.
– Không thực hiện chụp cộng hưởng từ với những bệnh nhân mắc suy thận với mức lọc cầu thận dưới 30 mL/phút và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
– Người khám cần cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử các bệnh lý.
– Trước khi chụp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại có từ tính (như điện thoại di động, chìa khóa, đồng hồ, đồ trang sức mỹ ký, răng giả,…) ra khỏi cơ thể.
– Bên cạnh đó, khi chụp, người khám cũng được thay trang phục chuyên dùng để chụp MRI bởi vì quần áo thông thường có thể có khóa, ốc vít, nút, thắt lưng bằng kim loại ảnh hưởng đến quá trình chụp.
– Đặc biệt chú ý, những bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim, dùng máy trợ thính, dùng van tim nhân tạo hay có mảnh đạn trong người, dùng răng giả… cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ.
Ngày nay, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chụp cộng hưởng từ tuyến vú, tuy nhiên, chị em nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín, có nhiều kinh nghiệm. Hơn hết chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp yêu cầu hệ thống máy móc tiến tiến và kỹ thuật chuyên môn cao, vì vậy việc lựa chọn một cơ sở uy tín chất lượng là vô cùng quan trọng. Một gợi ý dành cho chị em đó là Hệ thống y tế Thu Cúc TCI với hệ thống máy móc hiện đại như máy X-quang, MRI, máy chụp cắt lớp vi tính,… cùng đội ngũ y bác sĩ y bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore chẩn đoán và điều trị. Chị em hoàn toàn có thể an tâm rằng kết quả khám bệnh tại đây chính xác và hiệu quả.