Khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Nhiều người băn khoăn không biết khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật? Đây là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đa số là lành tính. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trở thành ác tính. Vì vậy, cần được điều trị kịp thời bằng những phương pháp phù hợp.
Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Mọi lứa tuổi có thể bị polyp túi mật, nhưng chủ yếu gặp ở người trưởng thành, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 – 50.

1. Khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật?

Theo nghiên cứu, có tới 92% polyp túi mật có bản chất lành tính (không ung thư), do vậy người bệnh không cần đến sự can thiệp điều trị cắt bỏ túi mật.

Khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật là câu hỏi được nhiều người đặt ra

Khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật là câu hỏi được nhiều người đặt ra

Túi mật là một cấu thành của hệ thống đường dẫn mật, có vai trò tham gia điều hòa bài tiết mật và tiêu hóa thức ăn, do vậy không thể tùy tiện tiến hành cắt bỏ khi chưa có chỉ định.

Theo các nghiên cứu, polyp túi mật nếu xác định trên siêu âm có kích thước nhỏ hơn 10mm hầu hết lành tính. Ngoài ra nếu thấy polyp có chân lan rộng, hình không đều đặn, phát triển nhanh. Khi đó phải chỉ định can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ túi mật.

Nếu nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau sốt… thì nên thường xuyên kiểm tra lại.

Nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trường hợp hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm, hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau sốt tái phát nên chỉ định phẫu thuật sớm.

Tùy từng trường hợp, mức độ bệnh, kích thước của polyp túi mật mà có chỉ định phẫu thuật hiệu quả, an toàn

Tùy từng trường hợp, mức độ bệnh, kích thước của polyp túi mật mà có chỉ định phẫu thuật hiệu quả, an toàn

Ngày nay, với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, cắt polyp túi mật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng.

Hầu hết các trường hợp polyp túi mật không có triệu chứng gì, vì vậy, thường được phát hiện một cách tình cờ qua khám tổng thể hoặc khám một bệnh nào đó có siêu âm gan, mật.

Tỷ lệ polyp túi mật có triệu chứng chỉ chiếm khoảng từ 6-7% và thường gặp ở người có polyp kích thước lớn. Triệu chứng hay gặp nhất là đau tức, co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải hoặc đau vùng thượng vị kèm theo có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn, một số ít có biểu hiện đầy hơi, trướng bụng, chậm tiêu.

Tuy vậy, polyp túi mật ít khi có triệu chứng cấp tính như sỏi mật hoặc viêm đường mật (đau, sốt, vàng da). Các triệu chứng của polyp túi mật khá giống với sỏi đường mật, sỏi túi mật mạn tính hoặc bệnh lý dạ dày – tá tràng.

Người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh

Người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh

Để chẩn đoán polyp túi mật, cần có các xét nghiệm và các cận lâm sàng hỗ trợ (xét nghiệm chức năng gan mật, sinh thiết, siêu âm nội soi, nội soi dạ dày – hành tá tràng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…). Do đó người bệnh cần tìm đến các bệnh viện để được bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital