Khám và điều trị hạ đường huyết ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa
Hạ đường huyết gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sống của cơ thể. Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, các chức năng của cơ thể có thể không hồi phục được. Chính vì thế, khám và điều trị hạ đường huyết sớm có ý nghĩa vô cùng quan trong.

1. Hạ đường huyết là gì?

Theo các bác sĩ, hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (<40mg/dL), ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Khám và điều trị hạ đường huyết ở trẻ

Trẻ bị hạ đường huyết nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hạ đường huyết là tình trạng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Cũng giống như ở người lớn, hạ đường huyết gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, chết não, tử vong.

2. Nguyên nhân hạ đường huyết ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ em. Dưới đây là những nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp:

  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém, còi cọc, chậm lớn
  • Mắc các bệnh lý như: Tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận…
  • Rối loạn nội tiết: Một số rối loạn ở tuyến yên, tuyến thượng thận gây thiết hụt các hormone quan trọng để điều tiết sản xuất glucose đặc biệt là ở trẻ em sẽ khiến tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên hơn.
  • Tập thể dục thể thao quá mức
  • Lao động nặng nhọc, quá sức…

3. Triệu chứng hạ đường huyết ở trẻ em

-Ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng hạ đường huyết rất khó nhận biết, thường xảy ra từ 3 – 48 giờ sau sinh. Trẻ có dấu hiệu run nhiều lần, thân nhiệt giảm mạnh, da nhợt nhạt, tím tái., nhịp thở nhanh, co giật, hôn mê li bì…

hạ đường huyết ở trẻ

Triệu chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết, thường xảy ra từ 3 – 48 giờ sau sinh.

-Trẻ lớn hơn: Cơ thể run, chân tay bủn rủn, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, lờ đờ…;  Trẻ ủ rũ, mất phương hướng, có thể xuất hiện các cơn co giật, dễ bị kích động, ngất…: Trẻ hôn mê, co cơ hàm, co giật toàn thân thậm chí là liệt nửa thân, tử vong vì trụy tim mạch.

4. Khám và điều trị bệnh hạ đường huyết ở trẻ em

-Bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định tình trạng trẻ nhỏ, loại trừ các nguy cơ khác. Xác định mức độ hạ đường huyết, các biến chứng (nếu có).
-Tùy vào độ tuổi và mức độ hạ đường huyết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm TM, truyền tĩnh mạch đường ưu trương với liều lượng glucose phù hợp.
-Sau khi trẻ dần hồi phục, trẻ cần được bú mẹ hoặc cung cấp các chất dinh dưỡng qua đường ăn. Cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ hấp thu được tốt nhất.
-Gia đình cần chăm sóc trẻ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ và có các biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả.

5. Ưu điểm của khám và điều trị hạ đường huyết cho trẻ em tại Bệnh viện Thu Cúc

Khám và điều trị hạ đường huyết tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, trẻ sẽ được:
-Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm khám và điều trị bệnh
-Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến hỗ trợ tốt cho quy trình khám và điều trị bệnh
-Được thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định
-Đặt hẹn nhanh chóng qua tổng đài 1900 55 88 92.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của hạ đường huyết cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

6. Phòng tránh hạ đường huyết ở trẻ em

-Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, không để trẻ bỏ bữa. Đối với trẻ sơ sinh, cần cho ăn trong vòng 3 – 6 giờ sau sinh, cứ 2-3 tiếng lại cho trẻ ăn một lần, nếu trẻ ngủ nhiều cần đánh thức trẻ dậy để ăn.
-Nếu trẻ mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi đường huyết thường xuyên bằng que thử Dextrostix
-Không để trẻ tập thể dục, lao động quá sức
-Cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ có dấu hiệu bị hạ đường huyết

7. Ý kiến người bệnh

Chị Minh Phương – Cầu Giấy, Hà Nội: “Con gái tôi từng bị hạ đường huyết do cháu quá lười ăn uống. Khi thấy cháu có những dấu hiệu của hạ đường huyết, tôi đã đưa cháu đến Bệnh viện Thu Cúc để khám và điều trị. Tại đây, các bác sĩ cho biết cháu bị hạ đường huyết mức độ vừa và tiến hành tiêm, truyền tĩnh mạch đường cho cháu. Sau khi được cấp cứu, cháu đã hồi tỉnh táo rất nhanh. Bác sĩ cũng tư vấn cho tôi rất kỹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con và căn dặn rất nhiều lưu ý về hạ đường huyết. Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ của bệnh viện”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital