Áp xe gan là bệnh lý tổn thương gan nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Khám và điều trị áp xe gan cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín để hạn chế tối đa thương tổn cho gan và rút ngắn thời gian hồi phục chức năng gan.
Menu xem nhanh:
Triệu chứng bệnh áp xe gan
Ở bệnh nhân áp xe gan, triệu chứng thể hiện dưới nhiều thể khác nhau:
Triệu chứng ở thể cơ năng
- Sốt cao: Đây là triệu chứng điển hình, người bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt cao kéo dài kèm theo hiện tượng đó là rét hoặc đổ mồ hôi trộm.
- Đau bụng: Người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau tại các vị trí trên cơ thể như vùng bả vai sau đó lan xuống sau lưng. Đi kèm với những cơn đau thường là biểu hiện ho, vận động mạnh cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng thực thể
Những triệu chứng thực thể qua xét nghiệm cho thấy:
- Gan to bất thường: Qua chẩn đoán hình ảnh phát hiện bờ gan lên cao, vượt quá khe liên sườn, bề mặt gan nhẵn.
Triệu chứng toàn thân
- Ở người bệnh bị áp xe gan, qua thăm khám lâm sàng toàn thân có dấu hiệu của nhiễm khuẩn trên da.
- Ngoài ra, bệnh còn gây nên những biểu hiện khác như vàng da, niêm mạc lưỡi vàng, nước tiểu có màu vàng nhạt.
Chẩn đoán áp xe gan bằng cách nào?
Để chẩn đoán áp xe gan, người bệnh cần tới cơ sở y tế thăm khám và thực hiện các bước kiểm tra, xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Để xác định tốc độ máu lắng, men gan và phosphatase kiềm. Ở bệnh nhân bị áp xe gan thường có đặc điểm, đó là tốc độ máu lắng tăng cao, men gan tăng, phosphatase kiềm lớn.
- Siêu âm gan: Qua siêu âm các bác sĩ sẽ quan sát được vị trí, kích thước, số lượng của các ổ áp xe tại gan.
- Chụp X Quang: Nhằm kiểm tra hoạt động của cơ hoành. Nếu bệnh nhân bị áp xe gan sẽ phát hiện cơ hoành bị đẩy lên cao, khả năng di chuyển của cơ hoành bị hạn chế, phát hiện dịch màng phổi tràn.
- Chụp cắt lớp: Những hình ảnh hiển thị cho phép bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn có bị áp xe gan hay không.
Biến chứng áp xe gan
Áp xe gan nếu không điều trị kịp thời, hiệu quả, có thể khiến ổ mủ vỡ gây nên những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh như:
- Vỡ dịch tràn màng phổi: Người bệnh có cảm giác khó thở, đau tức ngực.
- Vỡ dịch tràn phế quản: Người bệnh sẽ có triệu chứng đó là ho nhiều, khạc ra đờm, đờm có mủ.
- Dịch tràn màng tim: Người bệnh sẽ có hiện tượng tim bị chèn ép gây ra những cơn đau quặn, tức ngực, khó thở.
- Vỡ vào ống tiêu hóa: Bệnh nhân sẽ có hiện tượng nôn ra mủ, đi ngoài ra máu.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân cách điều trị cụ thể sau khi thăm khám và thực hiện các bước kiểm tra:
Điều trị nội khoa
Trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là: Emétin, Metronidazole, Choloroquin, Dehydroemetin…
Điều trị ngoại khoa
Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, xuất hiện mủ việc điều trị nội khoa không có được hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Một số phương pháp điều trị ngoại khoa thường dùng đó là:
- Phẫu thuật mở ổ bụng: Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp đó đã xuất hiện biến chứng như vỡ, tràn mủ, tràn dịch đến các bộ phận khác hoặc khi sử dụng phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Chọc hút mủ: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và mang lại kết quả chữa trị cao, thời gian thực hiện ngắn, ít để lại biến chứng, cho kết quả điều trị ngay sau khi tiến hành chọc hút.
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Khi thăm khám và điều trị áp xe gan tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bệnh nhân sẽ tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Đặt lịch hẹn khám qua hệ thống tổng đài 1900 55 88 92, hotline 0936 388 288.
Bước 2: Làm thủ tục thăm khám với sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên bệnh viện.
Bước 3: Người bệnh thực hiện khám lâm sàng với bác sĩ, giáo sư Gan mật hàng đầu với hơn 30 năm kinh nghiệm, nếu có nghi ngờ tổn thương gan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý về gan trong đó có áp xe gan.
Bước 4: Nếu có bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và tiến hành điều trị
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê thuốc cho bệnh nhân và tư vấn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc điều trị sau khi đọc kết quả và chẩn đoán tình trạng bệnh.
- Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp phải chọc hút ổ mủ bác sĩ thực hiện phẫu thuật tại hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều.
Bệnh viện Thu Cúc có áp dụng thanh toán Bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ cho mọi người bệnh theo đúng quy định.
Phòng ngừa áp xe gan
Áp-xe gan chủ yếu là do vi khuẩn đường ruột lây lan theo đường dẫn mật hoặc amip gây ra. Vì thế, để phòng ngừa căn bệnh này, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không nên ăn các loại thịt chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, tiết canh.
- Không ăn rau sống chưa được rửa sạch, kể cả các loại rau (giá đỗ) ăn kèm khi ăn phở, bún chả.
- Không uống nước chưa đun sôi như nước lã ở sông, suối, ao, hồ ngay cả nước trong chum vại, giếng, bể chứa nước, vòi.
- Cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.
Ý kiến người bệnh
“Tôi đã điều trị áp xe gan tại bệnh viện Thu Cúc. Trước khi đến bệnh viện Thu Cúc tôi đã khám ở bệnh viện ở quê, bác sĩ cho biết tôi phải chọc hút dịch, nhưng sau khi lên bệnh viện Thu Cúc khám với bác sĩ Thành, bác sĩ cho biết tình trạng áp xe của tôi hiện còn có thể điều trị bằng thuốc được. Tôi làm đúng theo yêu cầu của bác sĩ và cuối cùng bệnh khỏi không cần chọc hút. Cảm ơn bác sĩ bệnh viện Thu Cúc” – Thanh, 49 tuổi, Hải Phòng.