Khám thai 5 tuần tuổi: Mẹ bầu cần lưu ý những gì? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai 5 tuần tuổi là một trong những thời điểm khiến bạn cảm thấy vô cùng háo hức và thích thú. Bởi đây là giai đoạn mà bạn biết rằng mình đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Vậy thai nhi 5 tuần tuổi sẽ phát triển thế nào và mẹ bầu cần lưu ý gì trong giai đoạn này?

1. Khám thai 5 tuần tuổi cho thấy thai nhi phát triển thế nào?

Thai nhi 5 tuần đã phát triển một cách mạnh mẽ, kích thước lúc này của thai nhi dài khoảng 6mm và có hình dạng giống con nòng nọc nhỏ. Trong tuần này, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn cũng đã bắt đầu phân hóa và túi phôi đã hình thành mầm phôi ba lá.

– Lá phôi ngoài: Có tác dụng hình thành nên hệ thần kinh, màng tai bên trong, thủy tinh thể, tầng biểu bì, lông, tóc và móng.

– Lá phôi giữa: Giúp hình thành cơ thịt, xương, hệ bài tiết và mô liên kết tuần hoàn.

– Lá phôi trong: Phân hóa thành hệ tiêu hóa, tổ chức thượng bì của hệ hô hấp, bàng quang, tiền đình, niệu đạo…

Điểm nổi bật đáng chú ý nhất ở mốc khám thai 5 tuần tuổi đó chính là sự hình thành hệ thống tuần hoàn từ mesoderm. Vì vậy, nhịp tim của bé đã xuất hiện và có tần suất hoạt động gấp đôi nhịp tim của người lớn với 100 -160 nhịp/phút.

Thời điểm này, các đường nét trên khuôn mặt của bé cũng đã bắt đầu lộ dần, phần đầu phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước. Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5 đều tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút. Do vậy, ở thời điểm này mẹ bầu sẽ có cảm giác đói bụng, cồn cào vì cơ thể mẹ lúc này cần nhiều năng lượng hơn để cung cấp và hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

Bước sang tuần thứ 5, các bộ phận như: tim, hệ thần kinh, huyết quản của thai nhi hết sức mẫn cảm và dễ bị tổn thương nếu phải chịu những tác động mạnh và dẫn tới nguy cơ dị tật thai nhi. Do đó, ở thời điểm này, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, không nên tiếp xúc với các tia bức xạ các hóa chất độc hại, hạn chế vận động mạnh và lưu ý không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khám thai 5 tuần tuổi là một trong những thời thời điểm khiến bạn cảm thấy vô cùng háo hức và thích thú

Khám thai 5 tuần tuổi là một trong những thời thời điểm khiến bạn cảm thấy vô cùng háo hức và thích thú

2. Những điều mẹ bầu chưa biết khi khám thai 5 tuần tuổi

2.1 Khám thai 5 tuần tuổi có nhìn thấy tim thai của trẻ?

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, lúc này hệ thống tuần hoàn được hình thành khiến tim thai xuất hiện. Do đó, khi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra được hoạt động của tim thai và căn cứ vào đó để đánh giá được tình trạng sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp, một số mẹ bầu đi khám thai ở tuần này nhưng vẫn chưa phát hiện ra tim thai của bé. Lúc này, bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể đợi khoảng 1 đến 2 tuần nữa bởi sự phát triển ở mỗi bé là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, xét theo từng trường hợp của mỗi bé, bác sĩ cũng sẽ đưa ra các phương pháp xử lý khác nhau.

2.2 Khám thai 5 tuần tuổi có phát hiện thai đã vào tử cung hay chưa?

Thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung hay chưa thực sự rất khó trả lời. Bởi thời điểm làm tổ trong buồng tử cung của mỗi phụ nữ là khác nhau. Theo nghiên cứu, trong quá trình thụ tinh có tới 250 triệu tinh trùng được phóng thích để đi tìm trứng và chỉ có 1 tinh trùng khỏe mạnh nhất, bơi nhanh nhất mới có thể gặp trứng để tạo thành hợp tử. Lúc này, quá trình thụ thai mới chính thức bắt đầu diễn ra.

Quá trình thụ thai làm tổ trong buồng tử cung của phụ nữ sẽ mất từ 7 -10 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số người quá trình này diễn ra từ 13- 15 ngày. Do đó, việc xác định thai 5 tuần tuổi đã vào tử cung hay chưa thực sự rất khó. Lúc này, bác sĩ Sản khoa sẽ tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của chu kỳ kinh cuối. Cách tính này có thể xê dịch từ 1-2 tuần do đó nhiều thai phụ được tính là thai 5 tuần tuổi nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.

2.3 Nguyên nhân khiến thai vào tử cung muộn là gì?

Có một số nguyên nhân khiến thai vào tử cung muộn hơn so với bình thường.

– Sự bất thường của vòi trứng và ống dẫn trứng: Theo thống kê, phụ nữ có ống dẫn trứng hẹp, nhỏ và có tiền sử thông tắc ống dẫn trứng, vòi trứng để lại sẹo vào viêm nhiễm sẽ khiến cho thời gian thai đi vào tử cung chậm hơn so với bình thường.

– Nguyên nhân do cơ địa của mẹ: Mỗi phụ nữ sẽ có cơ địa hoàn toàn khác nhau, chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, do đó mà thời điểm hợp tử đi vào tử cung cũng khác nhau.

Thai ngoài tử cung: Những trường hợp chậm kinh 14 ngày, que thử hiển thị 2 vạch nhưng khi siêu âm vẫn chưa thấy thai vào tử cung thì cũng có khả năng là thai ngoài tử cung (Hợp tử phát triển ở ống dẫn trứng). Đây là trường hợp rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mẹ sẽ có hiện tượng chảy máu ổ bụng, buồn nôn, đau bụng dưới và ảnh hưởng tới tính mạng cũng như sức khỏe sinh sản sau này.

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, lúc này hệ thống tuần hoàn được hình thành khiến tim thai xuất hiện

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, lúc này hệ thống tuần hoàn được hình thành khiến tim thai xuất hiện

3. Khi khám thai 5 tuần mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Giai đoạn đầu tiên của thai kỳ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi sau này. Do đó, để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm dưới đây:

– Khám thai sớm ngay khi có dấu hiệu có thai: Khi nhận thấy có các dấu hiệu có thai, mẹ bầu nên đi khám thai sớm và đúng lịch. Việc chăm sóc tốt cho thai nhi khi còn bé là tiền đề để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé sau này. Do đó, mẹ nên đến gặp các bác sĩ để kiểm tra thể chất, tình trạng thai, cân nặng, huyết áp và sức khỏe tổng quát của bản thân.

– Hạn chế những thực phẩm có hại: Những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như: phô mai chưa tiệt trùng, trứng sống, thịt cá, hải sản chưa qua chế biến, đồ gỏi, xúc xích, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Đây là những thực phẩm có thể gây ra ngộ độc do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, dẫn tới nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi, thậm chí là sảy thai.

– Bổ sung acid folic: Việc bổ sung acid folic trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh hoặc tim bẩm sinh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất như: DHA, Sắt, Canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống và các dòng vitamin tổng hợp.

– Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc hoặc sản phẩm thực phẩm chức năng khi chưa có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ.

– Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích trong thai kỳ. Bởi đây là những chất gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ và là nguyên nhân gây ra các nguy cơ như: sinh non, dị tật thai nhi, trẻ nhẹ cân, chậm chạp…

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học: Mẹ bầu nên duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học như: đi bộ, tập yoga dành cho bà bầu để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.

Việc bổ sung acid folic trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh hoặc tim bẩm sinh

Việc bổ sung acid folic trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh hoặc tim bẩm sinh

Khám thai ở mốc 5 tuần tuổi là tiền đề có thể xây dựng một chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học, phù hợp cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ bầu cần cố gắng sắp xếp thời gian và công việc để thực hiện khám thai ở tuần thai này một cách đầy đủ và sớm nhất.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã nắm được những thông tin về việc khám thai 5 tuần tuổi để từ đó có kế hoạch chu đáo nhằm bảo vệ thai kỳ một cách toàn diện đồng thời cũng chuẩn bị sẵn sàng cho những giai đoạn mang thai ở những tuần tiếp theo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital